Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

NGHI THỨC TẾ LỄ THEO VĂN HÓA VIỆT

I. NGHI THỨC TẾ HỌ TỘC


1. DẪN NHẬP

2. CHUẨN BỊ BUỔI TẾ

3. KHAI LỄ

4. DÂNG LỄ VẬT

4B. NGHI THỨC ĐẶC BIỆT

5. DÂNG KINH CHÚC TỤNG

6. HƯỞNG LỘC

7. TẠ LỄ

8. PHẦN 2 : TIỆC HỌP MẶT

 

1. DẪN NHẬP

1.1 Ý nghĩa Việc Cúng Tế

Nghi Thức Tế là phần thực hành của Việc Cúng Tế. Vì vậy, trước khi tìm hiểu và cử hành Nghi Thức Tế, cần thấu triệt toàn diện nền tảng, chủ đích, tinh thần, và thành phần của Việc Cúng Tế.

Đọc bài 324. VIỆC CÚNG TẾ.

- Nền tảng Việc Cúng Tế, phần 1.

- Đặc điểm Việt trong Việc Cúng Tế, phần 2.

- Thành phần tham dự Việc Cúng Tế, việc chuẩn bị, phần 3.

- Thành phần Ban Tế, phần 4.

- Thành phần Buổi Tế, phần 5.

- Văn tế và Nhạc tế, phần 6.

- Đền thờ, Bàn thờ và Đồ thờ, phần 7.

- Lễ vật Cúng Tế, phần 8.

- Cơ sở Cúng Tế, phần 9.

*     *

1.2 Ngày Cúng Tế

Nghi Thức sau đây có thể được dùng cho Buổi Tế cho Họ Tộc, hoặc những Buổi Tế ít Trọng Thể.

- Dịp Tết Đầu Năm, Lễ Cầu An, Lễ Giỗ Chung của Họ Tộc.

- Lễ Giỗ các Vị Tổ,

- Hoặc những dịp đặc biệt, với phần Nghi Thức Riêng, như Lễ An Táng, Lễ Cầu Mùa, Trình Tổ Lễ Thành Hôn, Lễ Nhập Họ, Lễ Tuyên Thệ...

* Thông thường, Buổi Cúng Tế gồm 2 phần : Phần 1 : Buổi Tế, và Phần 2 : Tiệc Họp Mặt.

*     *     *     *

2. CHUẨN BỊ BUỔI TẾ

2.1 Chuẩn bị xa

a. Ban Tổ chức

Nhiều ngày trước Buổi Tế : [Việc Chuẩn bị, đọc 324. Việc Cúng Tế, đoạn 3.4].

- quét dọn, thanh tẩy, trang trí Đền hoặc nơi Tế, Bàn thờ.

- trang trí thêm phần đặc biệt của Buổi Tế.

- ca nhạc, chuẩn bị phần chung vui họp mặt.

b. Ban Tế [Về Ban Tế, đọc Bài trên, phần 4].

Ban Tế gồm - Chủ Tế (2 vợ chồng), Trợ Tế (2 vợ chồng), Người Dẫn Lễ, và hai người chiêng trống.

- Trợ Tế giữ thêm nhiệm vụ Chấp Sự.

- Người Dẫn Lễ giữ nhiệm vụ Chủ Lễ và Chủ Nghi.

- Hai người gióng chiêng trống, cần luyện tập thông thạo. [Về cách đánh Chiêng trống, đọc Bài trên, mục 6.2a, và gc *23].

Ban Tế cần tập dượt thuần thục. Cần chuẩn bị tâm lý, thể lý, y phục... cho Buổi Tế.

*     *

2.2 Chuẩn bị gần

Mọi người tham dự cần trang phục tươm tất, trang nghiêm.

Không để việc chuẩn bị làm bận rộn...

Trước giờ Tế, mọi người chỉnh trang y phục, rửa tay, rửa mặt.

*     *

2.3 Chuẩn bị Bàn Thờ

Bàn Thờ được trang trí xứng đáng, đầy đủ. [Đọc Bài trên, đoạn 7.2 và 7.3].

Nên có bộ Chén dĩa, và vật dụng, dùng riêng cho việc Cúng Tế. Chưng dọn như bữa tiệc trang trọng.

Ngoài Đồ Thờ cần có, nếu có thể, đặt thêm những kỷ vật của Vị Khuất Mặt, dùng chén đủa của Vị Khuất Mặt đã dùng.

Trên hương án, hoặc bàn nhỏ, đặt ly tách đủ số cho mọi người hưởng lộc.

*     *

2.4 Đặt lễ vật lên Bàn Thờ

Lễ vật là thức ăn thức uống, hoa trái, và tất cả những gì được dâng cúng để tỏ lòng thành kính của con người đối với Vị Khuất Mặt. Nên có những món ăn uống Vị Khuất Mặt đã ưa thích. [Về Lễ Vật Cúng Tế, đọc Bài trên, phần 8].

Trước khi đặt lễ vật lên Bàn thờ, Chủ Tế thắp 2 đèn, và 4 nén nhang, vái 4 vái, khấn trình, cắm nhang, vái 4 vái.  [Về Vái Lạy, Nhang đèn, đọc Bài trên, đoạn 5.4 và mục 8.1b].

Người đặt Lễ vật phải y phục chỉnh tề, trang nghiêm, cung kính.

*     *

2.5 Tụ họp

- Gần giờ Tế, 4 tiếng chiêng trống (đôibáo tin mọi người cần sẵn sàng, rảnh tay rảnh trí. Ban Tổ Chức kiểm soát lại toàn bộ.

- Tụ họp, 2 tiếng chiêng trống (đôi). Mọi người tụ họp trước Bàn Thờ.

Mọi người tham dự đều cầm nhang cháy.

*     *

2.6 Chào đón, Chương trình

+ [Trong Buổi Tế, Người Dẫn Lễ nói ý nghĩa từng việc, nâng cao lòng thành mọi người, - và hướng dẫn Ban Tế từng động tác].

Người Dẫn Lễ chào, mừng. Khi cần, giới thiệu 2 Chủ Tế, 2 Trợ Tế...

Trình bày lý do, ý nghĩa, tầm quan trọng của Buổi Tế.

Trình bày Chương trình Buổi Tế.

*     *     *     *

3. KHAI LỄ

3.1 Người Hướng Dẫn tuyên bố Khai Lễ

Hai hồi chiêng trống. Đang khi đó,

Phụ Tế, rồi Chủ Tế bước ra trước Bàn Thờ, vái 4 vái.

*     *

3.2 Chủ Tế Kiểm soát Lễ Vật, Lên Đèn, Niệm Hương

Người Hướng Dẫn mời.

Chủ Tế kiểm soát mọi chi tiết trên Bàn Thờ, tránh mọi thiếu sót, sai chậy. (Có trà nóng và rượu trong bình).

Chủ Tế, có Trợ Tế phụ, thắp các đèn chính trên Bàn Thờ.

Ban Tế nhận mỗi người 4 nén hương. - vái 4 vái. - Niệm Trình Khai Lễ. - vái 4 vái. - cắm hương.

+ [Mỗi khi Chủ Tế vái, Ban Tế, và mọi người, vái theo].

*     *

3.3 Lễ Cung thỉnh

+ [Người Dẫn Lễ : Cung Thỉnh là phần dâng trình ngày giờ, địa điểm, thành phần tham dự, lý do Buổi Cúng Tế, và thành kính thỉnh mời các Vị Khuất Mặt hiển linh chứng giám].*1

Chủ Tế nhận bài Kinh Cung Thỉnh. - vái 4 vái. - tuyên đọc.

- Khi gặp danh hiệu Tổ, hoặc cuối đoạn, như chỗ ghi @ trong bản kinh, Người Hướng Dẫn : 'Xin vái 4 vái'. Mọi người vái 4 vái, *chiêng trống điểm 4 tiếng.

Tuyên đọc xong, Chủ Tế đưa lại bản văn. - vái 4 vái.

*     *

3.4 Lạy ra Mắt

+ [Người Dẫn Lễ : Lạy Ra Mắt, để Trình diện và Nghênh đón Các Vị. Khi lạy, mỗi người trình tên tuổi mình, lời chúc tụng và cầu khẩn riêng...]

Người Dẫn Lễ rao để Ban Tế cử hành : Xin vái 4 vái, xin quỳ xuống, 1 lạy, 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy.

Ban Tế, (và mọi người), vái 4 vái. - quỳ xuống. - lạy, liên tục, 4 lạy. Mỗi lạy, chiêng trống điểm 4 tiếng. Xong.

+ Người Dẫn Lễ : 'Xin đứng lên'. - 'Xin vái 4 vái'.

*     *     *     *

4. DÂNG LỄ VẬT

[Người Dẫn Lễ : Trà rượu là thức uống phổ thông và kích thích của con người. Dâng trà rượu là dâng thức uống quý giá và bày tỏ lòng kính trọng, nghênh đón, niềm hân hoan...].

4.1 Dâng Trà

Ông Trợ Tế trao dĩa có 4 chén cho Ông Chủ Tế. Bà Trợ Tế trao Bình Trà cho Bà Chủ Tế. Bà Chủ Tế rót Trà. - trả bình trà, và nhận dĩa có 4 chén trà.

Bà Chủ Tế nâng cao Dĩa Trà, khấn dâng. Những người khác vái 4 vái.

Trợ Tế nhận Dĩa Trà, đặt các Chén Trà lên Bàn Thờ.

Ban Tế vái 4 vái.

*     *

4.2 Dâng Rượu

Bà Trợ Tế trao dĩa có 4 chén cho Bà Chủ Tế. Ông Trợ Tế trao Bình Rượu cho Ông Chủ Tế. Ông Chủ Tế rót Rượu. - trả bình rượu, và nhận dĩa có 4 chén rượu.

Ông Chủ Tế nâng cao Dĩa Rượu, khấn dâng. Những người khác vái 4 vái.

Trợ Tế nhận Dĩa Rượu, đặt các Chén Rượu lên Bàn Thờ.

Ban Tế vái 4 vái.

*     *

4.3 Dâng toàn thể Lễ Vật trên Bàn Thờ

[Người Dẫn Lễ : Lễ vật trên Bàn Thờ  biểu lộ lòng thành kính, và cố gắng góp công góp của của con cháu. Lễ vật được chọn lựa tinh khiết, tươi ngon, và chăm chút chuẩn bị.

Qua Lễ Vật Nấu Nướng, con người dâng cúng trọn vẹn tâm thức, tài năng, chuyên tâm, sức lực, và thời gian của mình].

Người Dẫn Lễ : ‘Lễ dâng toàn thể Lễ Vật trên Bàn Thờ.’

Ban Tế vái 4 vái. Trợ Tế thắp 4 nén hương, trao Chủ Tế. Chủ Tế cầm hương vái 4 vái, rồi xông hương từng Lễ Vật.

Xong, Chủ Tế vái 4 vái, cắm hương vào bát nhang. Về.

- Người Dẫn Lễ : ‘Xin kính mời Tổ’.

Vái 4 vái.

*     *     *     *

4B. NGHI THỨC ĐẶC BIỆT

Những dịp đặc biệt, với phần Nghi Thức Riêng, như Lễ An Táng, Lễ Cầu Mùa, Trình Tổ Lễ Thành Hôn, Lễ Nhập Họ, Lễ Tuyên Thệ...

*     *     *     *

5. DÂNG KINH CHÚC TỤNG

+ [Người Dẫn Lễ : Kinh Chúc Tụng gồm hai phần chính. Phần 1 nhắc nhớ và ca tụng sự nghiệp, công đức, sự linh hiển của Vị Khuất Mặt. Phần 2 trình dâng hiện trạng, thương nhớ, cám ơn, đền tạ, cầu ơn phù hộ].*2

Người Dẫn Lễ : 'Lễ dâng Kinh Chúc Tụng'. *Chiêng trống tụng một hồi.

Mọi người quỳ. [Khi không thể quỳ, mới đứng. Trừ bịnh nhân, không ai ngồi].

Chủ Tế nhận bài Kinh Chúc Tụng. – vái 4 vái. – tuyên đọc.

- Khi gặp danh hiệu Tổ, hoặc cuối đoạn, như chỗ ghi @ trong bản kinh, Người Hướng Dẫn : 'Xin vái 4 vái'. Mọi người vái 4 vái, *chiêng trống điểm 4 tiếng.

Tuyên đọc xong, Trợ tế trao lửa, dĩa đựng tàn. Chủ Tế đốt bản văn Kinh Chúc Tụng. Đang khi đó, *chiêng trống tụng một hồi.

Mọi người đứng lên. - vái 4 vái.

*     *     *     *

6. HƯỞNG LỘC

+ [Người Dẫn Lễ : Lộc là Ơn Phước do Buổi Tế, giúp tăng triển và nhắc nhớ tâm tình, quyết tâm... bình an, thịnh vượng...]. [Về Lộc, đọc bài Việc Cúng Tế, đoạn 8.3].

Ban Tế vái 4 vái. - bưng chén Rượu, hoặc Trà, từ Bàn Thờ, uống. - đặt chén lên bàn nhỏ. - vái 4 vái. - đứng qua 2 bên Bàn Thờ.

Người tham dự, từng nhóm, tiến lên. - vái 4 vái. - rót Rượu, hoặc Trà. - bưng chén dâng cao, khấn nguyện. - uống. - đặt chén lên bàn nhỏ. - vái 4 vái.

*     *     *     *

7. TẠ LỄ

7.1 Kinh Tạ Lễ

+ [Người Dẫn Lễ : Tạ Lễ trình lên Vị Khuất Mặt Buổi Tế hoàn mãn. Cảm tạ, khấn nguyện, và chúc tụng lần cuối].*3

Ban Tế trở lại giữa Bàn Thờ. - vái 4 vái.

Chủ Tế nhận bài Kinh Tạ Lễ. - tuyên đọc.

- Khi gặp danh hiệu Tổ, hoặc cuối đoạn, như chỗ ghi @ trong bản kinh, Người Hướng Dẫn : 'Xin vái 4 vái'. Mọi người vái 4 vái, *chiêng trống điểm 4 tiếng.

Tuyên đọc xong, Chủ Tế đưa lại bản văn. - vái 4 vái.

*     *

7.2 Lạy Tạ Lễ

+ [Người Dẫn Lễ : Lạy Tạ Lễ, và Tiễn đưa Các Vị...]

Người Dẫn Lễ rao để Ban Tế cử hành : Xin vái 4 vái, xin quỳ xuống, 1 lạy, 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy.

Ban Tế, (và mọi người), vái 4 vái. - quỳ xuống. - lạy, liên tục, 4 lạy. Mỗi lạy, chiêng trống điểm 4 tiếng. Xong.

+ Người Dẫn Lễ : 'Xin đứng lên'. - 'Xin vái 4 vái'. Ban Tế, và mọi người, vái 4 vái.

+ Người Dẫn Lễ : 'Buổi Tế hoàn mãn'.

Ban Tế vái 4 vái. Trở ra. - Hai hồi chiêng trống.

*     *     *     *

8. PHẦN 2 : TIỆC HỌP MẶT

8.1 Bàn thảo

Khi có những việc cần thông báo hoặc bàn thảo, nên làm trước Bữa Tiệc.

8.2 Tiệc Chung Vui

Cần chuẩn bị xong xuôi trước giờ Tế. Không để việc chuẩn bị Bữa Tiệc ảnh hưởng tới Buổi Tế. Không ai bận rộn trong giờ Tế.

Bữa Tiệc được Vị Nữ nhân Trưởng Thượng khai mạc. Có thể nói mấy lời.

Khi có thể, có ca, nhạc, trò vui, với chủ đề thích hợp.

Cũng nên phát lại những hình ảnh, tiếng nói,... nhắc nhớ vị Quá cố, ý nghĩa Buổi Tế, lược sử Dòng Họ...

*     *     *     *

Ghi ch

** - 328 : Ký số của bài trong danhgiactau.com.

*1 - Bài khung Kinh Cung Thỉnh, đọc 362. Văn Chúc Lễ Giỗ Chung và Cầu An, phần 1.

*2 - Kinh Chúc Tụng, đọc bài trên, phần 2. Đọc phần 2 Văn tế của nhiều Lễ khác.

*3 - Kinh Tạ Lễ, đọc bài trên, phần 3.

__________________

Nguyễn Thanh Đức 2016


II. NGHI THỨC TẾ TRỌNG THỂ


1. DẪN NHẬP

2. CHUẨN BỊ

3. KHAI LỄ

4. LỄ CUNG THỈNH

5. LỄ DÂNG LỄ VẬT

6. LỄ DÂNG KINH CHÚC TỤNG

7. LỄ HƯỞNG LỘC

8. LỄ TẠ LỄ

9. TIẾP TỤC HƯỞNG LỘC, DÂNG HƯƠNG

10. GHI CHÚ

 

1. DẪN NHẬP

1.1 Thực hành Việc Cúng Tế

Nghi Thức Tế là phần thực hành của Việc Cúng Tế. Vì vậy, trước khi tìm hiểu và cử hành Nghi Thức Tế, cần thấu triệt toàn diện nền tảng, chủ đích, tinh thần, và thành phần của Việc Cúng Tế.

Đọc bài 324. VIỆC CÚNG TẾ.

- Nền tảng Việc Cúng Tế, phần 1.

- Đặc điểm Việt trong Việc Cúng Tế, phần 2.

- Thành phần tham dự Việc Cúng Tế, việc chuẩn bị, phần 3.

- Thành phần Ban Tế, phần 4.

- Thành phần Buổi Tế, phần 5.

- Văn tế và Nhạc tế, phần 6.

- Đền thờ, Bàn Thờ và Đồ thờ, phần 7.

- Lễ vật Cúng Tế, phần 8.

- Cơ sở Cúng Tế, phần 9.

*     *

1.2 Nghi thức

Đây là những nét chính yếu của Nghi Thức cổ truyền, để vẫn giữ nét tôn nghiêm và tâm thức truyền thống.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt là phần Hướng Dẫn. Phần Hướng Dẫn giúp mọi người tham dự chuẩn bị tinh thần, tâm hồn, và cử chỉ, hành động... ứng hợp với mọi giai đoạn của Buổi Tế.

Nghi Thức nầy lấy Lễ Tế Kính Mẹ Tiên làm mẫu. Cần thích nghi cho những Lễ Tế khác.

Đây là Nghi Thức trọng thể.

*     *

2. CHUẨN BỊ

2.1 Bàn Thờ

Bàn Thờ Tổ có 4 bậc, trang nghiêm, xứng đáng, lớn rộng đủ.

Bục Bàn Thờ cao hơn mặt nền nhà ít nhất một bực cấp.

a. Linh Vị

Bậc 4 : giữa : - Bên trái (của Bàn thờ, quay ra) :  linh vị ‘MẸ CHA KHỞI TỔ TIÊN RỒNG', - Bên phải : linh vị 'MƯỜI TÁM QUỐC TỔ VUA HÙNG ’.

Bậc 3 :  - Bên trái : linh vị ‘HỒN THIÊNG DÂN TỘC’. - Bên phải : linh vị ‘THẦN LINH SÔNG NÚI’. (Để trống phần giữa, không che các Linh vị Bậc 4).*1

Bậc 2 : (không đặt gì).

b. Lễ vật trên Bàn thờ

Bậc 1 : - Từ trái qua phải : khay Bánh Dày Bánh Chưng, kế đó là Dĩa có 4 chung để rót Trà. - Giữa dành chỗ cho dĩa Trầu Cau. - Dĩa có 4 chung để rót Rượu, và khay Dưa Hấu.

Mặt Bàn : Giữa : bát nhang với 4 cây nhang lớn, mâm xôi. Hai bên : 2 đèn lớn, 2 bình bông, dĩa 4 loại trái cây, các tô lễ vật nấu nướng...

c. Hương án

Giữa là lư trầm, hoặc bát có 4 cây nhang.

Hai bên là hai đèn lớn, sáp đỏ hoặc vàng, 2 bình bông, và 2, hoặc 4, Đèn cho Chấp Sự.

*     *

2.2 Lễ vật và vật dụng khác

a. Trên hai bàn nhỏ, đặt dọc 2 bên

  * Tất cả có khăn phủ, đỏ hoặc vàng :

Bàn bên trái : - 1. Một dĩa Trầu têm. - 2. Một khay bình Trà. - 3. Một dao bằng tre.

Bàn bên phải : - 1. Một dĩa Cau bửa. - 2. Một khay bình rượu. - 3. Một dao bằng tre. - 4. Một dĩa lớn, để đựng tàn (khi đốt bài Văn Chúc).

b. Trước Bàn thờ

Giữa : Chiếu lớn, hoặc thảm.

Bên trái : - Chiêng. - Một giá có Bài Văn Chúc, phủ khăn.

Bên phải : - Trống. - Một giá có chậu nước nhỏ, khăn sac̣h, bát cắm 4 cây nhang.

c. Ca nhạc

Ban nhạc và Ca đoàn... ở cuối phòng, không phân tâm người tham dự.*2

*     *

2.3 Thành kính và Toàn hảo

Lễ vật phải thanh khiết, tươi ngon, được chuẩn bị, xào nấu và chưng dọn với trọn lòng thành kính.

Vật dụng phải sạch sẽ, tươm tất, nguyên vẹn, dành riêng cho việc Cúng Tế.

Bàn Thờ, và trong ngoài Đền, phải trang trí tươi đẹp, thanh nhã, long trọng, trang nghiêm, không lèo loẹt, rậm rịt.

Ban tổ chức cần chú tâm kiểm soát toàn bộ việc chuẩn bị, các lễ vật, việc trang trí nơi hành Lễ, âm thanh, kỹ thuật, trật tự... và mọi chi tiết của việc tổ chức Buổi Tế... cho nghiêm chỉnh, thành tâm, toàn hảo.

*     *     *     *

3. KHAI LỄ

3.1 Chủ Lễ chỉ dẫn và nhắc nhớ những điều cần thiết để Lễ Tế được trang nghiêm, thành kính.

Giới thiệu thành phần tham dự, nhân sự Ban Tế.

* Trong Buổi Tế, trừ trường hợp đau yếu, không ai được ngồi, kể cả quan khách.*3

*     *

3.2 Đặt Lễ Vật lên Bàn thờ

Trước khi đặt Lễ Vật lên Bàn thờ, Chủ Tế và 2 người trong Ban Tế, chưa mặc lễ phục, ra trước Bàn thờ, vái 4 vái, thắp 2 Đèn trên Hương án. - vái 4 vái, Đốt trầm, cầm 4 cây nhang cháy, vái 4 váithầm trình lên Các Vị việc đặt lễ vật, cắm nhang, vái 4 vái. Về.*4

Người đặt lễ vật phải y phục chỉnh tề, trang nghiêm, cung kính. Mỗi khi ngang qua giữa Bàn thờ, đứng nghiêm, cúi đầu.

* Trong Buổi Tế, khi không quá bất tiện, mọi người tham dự đều cầm một cây nhang.

*     *

3.3 Chuẩn bị hành lễ

Khi mọi sự đã sẵn sàng, ban Túc Trực, hai người Chiêng Trống, Chủ Nghi, Chủ Lễ, với lễ phục, cùng ra trước Bàn thờ, vái 4 vái , rồi tới vị trí mình. (Khi là các cặp vợ chồng, thì đi ra song song, rồi các Bà bên trái, các Ông bên phải).

Khi mọi người sẵn sàng, 

- Chủ Nghi : ‘Xin mời mọi người đứng lên.

Khi mọi người đã im lặng, trang nghiêm, Chủ Nghi vòng tay ngang trước mặt, (mỗi lần rao, đều như vậy), cao giọng :

- Chủ Nghi : ‘Ban Tế chuẩn bị hành Lễ’.

*Chiêng Trống gióng hai hồi.*5

Ban Tế lần lượt bước ra : Chấp Sự vòng tay ngang bụng, tới giữa Bàn Thờ, vái 4 vái, về vị trí. Rồi Trợ Tế, Chủ Tế.

- Chủ Nghi : ‘Ban Tế thanh tẩy’.

Chủ Tế tới chỗ giá, nhúng tay vào nước, lau khô. - đưa hai tay trên làn khói nhang, vuốt mặt, vuốt áo. Trở về chỗ. - Tới Trợ Tế, Chấp Sự.

- Chủ Nghi : ‘Xin mời kiểm soát Lễ vật’.

Ban Tế vái 4 vái. Trợ Tế lần lượt mở khăn đậy mọi lễ vật, đưa khăn cho Chấp Sự. Chủ Tế vòng tay ngang bụng, trịnh trọng kiểm soát mọi Lễ Vật trên Bàn thờ : đầy đủ, tinh khiết, đúng chỗ, ngay ngắn. - Trên 2 Bàn Nhỏ (bình trà có trà, bình rượu có rượu...)

Về chỗ. Ban Tế vái 4 vái.

*     *

3.4 Chuẩn bị tâm hồn mọi người

Chủ Lễ nói chủ đích, ý nghĩa, tinh thần Buổi Tế... để chuẩn bị trực tiếp, hướng dẫn và nâng cao tâm hồn mọi người tham dự.

* Trong suốt Buổi Tế, khi Chủ tế vái, mọi người tham dự vái theo.

*     *

3.5. Vào Lễ

- Chủ Nghi : 'Xin mời Chủ Tế lên Đèn và Hương'.

Ban Tế, vái 4 vái. Chủ Tế lên thắp 2 Đèn trên Bàn Thờ. Trợ Tế đốt 4 cây nhang lớn trên Bàn Thờ, trao cho Chủ Tế. Chủ Tế cầm nhang vái 4 vái, rồi cắm vào bát nhang. Về chỗ, vái 4 vái.*6

- Chủ Nghi : ‘Xin mời Chủ Tế khai lễ’.

Chủ Tế, Trợ Tế, vái 4 vái. Trợ Tế giúp Chủ Tế cất khăn che các Linh Vị. - Theo thứ tự linh vị ‘Thần Linh Sông Núi’, rồi linh vị ‘Hồn Thiêng Dân Tộc’, rồi linh vị 'Mười Tám Quốc Tổ Vua Hùng', rồi linh vị 'Mẹ Cha Khởi Tổ Tiên Rồng'.

Về chỗ, vái 4 vái. Chấp Sự bưng đèn.*7

*     *     *     *

4. LỄ CUNG THỈNH

4.1 Cung Thỉnh

a. Chủ Lễ nói ý nghĩa. Kính mời. Xin chứng giám, hưởng nhậm...

b. Chủ Nghi : ‘Lễ cung thỉnh Tổ’.

*Chiêng trống gióng một hồi. Xong.

- Chủ Nghi : ‘Xin cung thỉnh Tổ’.

*Trống thỉnh.

Ban Tế vái 4 vái. Trợ Tế trao bản Kinh Cung Thỉnh cho Chủ Tế. Ban Tế vái 4 vái.

Chủ Tế tuyên đọc Kinh Cung Thỉnh.*8

- Khi gặp danh hiệu Tổ, hoặc cuối đoạn, như chỗ ghi @ trong bản kinh,

Chủ Nghi : 'Xin vái 4 vái'. Mọi người vái 4 vái, *chiêng trống điểm 4 tiếng.*9

Đọc xong, Chủ Tế đưa bản kinh cho Trợ Tế.

- Chủ Nghi : ‘Xin bái kính Tổ.’

Vái 4 vái.

*     *

4.2 Lạy ra mắt Tổ

a. Chủ Lễ : Tổ đã về trên Bàn Thờ. Mọi người sẽ lạy ra mắt Tổ, để Trình diện và Nghênh đón Tổ. Khi lạy, mỗi người trình tên tuổi mình, lời chúc tụng và cầu khẩn riêng...*10

b. Chủ Nghi : ‘Lễ ra mắt Tổ’.

Ban Tế vái 4 vái.

- Chủ Nghi : ‘Xin quỳ lạy ra mắt Tổ’.

Ban Tế đồng loạt quỳ.

[Khi không quá bất tiện, mọi người tham dự đều quỳ lạy, nhưng chỉ đứng lên sau khi cùng với Ban Tế lạy 4 lạy].

- Chủ Nghi : 'Xin lạy ra mắt Tổ'.

Ban Tế lạy, bàn tay, trán chạm đất. *Chiêng trống điểm 4 tiếng.

- Chủ Nghi : ‘Xin Ban Tế đứng lên’.

Ban Tế đứng lên.

* Chủ Nghi lặp lại 3 câu trên ba lần. [Ban Tế đứng và quỳ lạy 4 lần].

Sau lần lạy 4, Chủ Nghi : ‘Xin Ban Tếvà mọi người, đứng lên’.

Mọi người đứng.

- Chủ Nghi : ‘Xin bái kính Tổ’.

Vái 4 vái.

*     *     *     *

5. LỄ DÂNG LỄ VẬT

5.1 Dâng Trầu Cau

a. Chủ Lễ nói về ý nghĩa : Một số lễ vật đã trở thành biểu tượng và được đưa lên Bàn Thờ để nhắc nhớ những nguyên tắc nền tảng của Nếp sống Việt...

Trầu Cau nhắc nhớ tình Gia Đình, cũng là nền tảng của cuộc sống Xã hội Loài Người, với nguyên lý Thân Thương toàn tâm... Bài học Tình Người, yêu thương... quý trọng nhau... làm lành, tha thứ...*11

b. Chủ Nghi : ‘Lễ dâng Trầu Cau lên Tổ’.

Chấp Sự bưng đèn, dẫn đường [Phần nào cũng vậy]. Tới bàn nhỏ, Trợ Tế nữ bưng dĩa trầu, Trợ Tế nam bưng dĩa cau. Đưa cao ngang mày, tiến về hai bên Chủ Tế, hạ thấp tay.

- Chủ Nghi : ‘Dâng Trầu Cau lên Tổ’.

Trợ Tế nâng cao 2 dĩa trầu, cau. Chủ Tế lấy cau để chung qua dĩa trầu, rồi bưng dĩa Trầu Cau vái 4 vái, trao lại cho Trợ Tế.

Chấp Sự đi trước, [khi nào cũng vậy], Trợ Tế đưa cao ngang mày. Trợ Tế đặt dĩa Trầu Cau vào giữa bậc 1 Bàn Thờ. Về.

- Chủ Nghi : ‘Xin kính mời Tổ’.

Vái 4 vái.

*     *

5.2 Dâng Trà Rượu

a. Chủ Lễ nói về ý nghĩa việc dâng trà rượu. Dâng trà rượu là dâng thức uống quý giá và bày tỏ niềm phấn khởi  hân hoan...

b. Chủ Nghi : ‘Lễ dâng Trà Rượu lên Tổ’.

Trợ Tế nữ bưng khay bình trà, Trợ tế nam bưng khay bình rượu, tới vị trí. [Như trên].

- Chủ Nghi : ‘Dâng Trà Rượu lên Tổ’.

Chủ Tế, và Trợ Tế không bưng khay, vái 4 vái.

Trợ Tế trao khay bình Trà cho Chủ Tế. Chủ Tế nâng khay lên, vái 4 vái, rồi trao lại cho Trợ Tế. – Khay bình Rượu cũng như vậy. [Khi có 2 Chủ Tế, Bà khay Trà, Ông khay Rượu].

Chủ Tế, và 2 Trợ Tế bưng bình Trà Rượu, lên Bàn Thờ. Chủ Tế rót Trà vô 4 chung, ở bậc 1 Bàn thờ, rồi trao bình lại cho Trợ Tế. - Rượu cũng như vậy. [Khi có 2 Chủ Tế, 2 vị cùng rót]. Về chỗ.

- Chủ Nghi : ‘Xin kính mời Tổ’.

Vái 4 vái.

*     *

5.3 Dâng Bánh Trái

a. Chủ Lễ nói về ý nghĩa : Dưa Hấu được đưa lên Bàn thờ để nhắc nhớ đời sống yên vui dân chủ với định chế Làng-Nước...*12

Bánh Dày Bánh Chưng biểu trưng cho bài học của Tổ Tiên về đời sống xã hội, về những đặc điểm và điều kiện, để những người 'Làm Việc Nước' giúp toàn dân sống an bình thịnh vượng...*13

b. Chủ Nghi : ‘Lễ dâng Bánh Trái lên Tổ’.

Ban Tế vái 4 vái, tới gần Bàn Thờ. Trợ Tế trao dao tre cho Chủ Tế. Chủ Tế cắt đôi dưa, cắt đôi bánh dày bánh chưng. Trợ Tế có thể phụ. [Khi có 2 Chủ Tế, Bà cắt dưa hấu, Ông cắt bánh dày bánh chưng]. Trả dao. Trở lại chỗ.

- Chủ Nghi : ‘Xin kính mời Tổ’.

Vái 4 vái.

*     *

5.4 Dâng Lễ Vật Đặc Trưng

- Khi có Lễ Vật Đặc Trưng, dâng ở đây.

[Một số lễ vật đặc trưng cho ngày Tết, Lễ, hoặc nhắc nhớ những kỳ tích, những ưa thích của Vị đang được Cúng Tế, hoặc là đặc sản địa phương...]

Chủ Lễ nói ý nghĩa.

Nghi thức giống các đoạn trên.

*     *

5.5 Dâng Mọi Lễ Vật Trên Bàn Thờ, và mọi Công Sức chung góp

a. Chủ Lễ : Lễ vật Nấu Nướng biểu lộ lòng thành kính, và cố gắng góp phần của con cháu. Lễ vật được chọn lựa tinh khiết, tươi ngon, và chăm chút chuẩn bị. Cùng với những lễ vật nầy là tất cả những công sứctiền của, phương tiện, mà mọi người đã thành tâm chung góp.

Qua Lễ Vật Nấu Nướng và Công Của, con người dâng cúng trọn vẹn tâm thứctài năngchuyên tâmsức lựcvà thời gian của mình.

b. Chủ Nghi : ‘Lễ dâng lên Tổ mọi Lễ Vật trên Bàn Thờ, và mọi Công sức Tiền của đã được chung góp.’

Ban Tế vái 4 vái. Trợ Tế thắp 4 nén hương, trao Chủ Tế. Chủ Tế cầm hương vái 4 vái, rồi xông hương từng Lễ Vật.

Xong, Chủ Tế vái 4 vái, cắm hương vào bát nhang. Về.

- Chủ Nghi : ‘Xin kính mời Tổ’.

Vái 4 vái.

*     *

5.6 NGHI THỨC ĐẶC BIỆT. *14

*     *     *     *

6. LỄ DÂNG KINH CHÚC TỤNG

a. Chủ Lễ nói ý nghĩa.

Đây là phần quan trọng nhất đối với từng người, chúng ta dâng chính tâm tình của mình lên Tổ : chúc tụng Tổ, nhắc nhớ Ơn Đức của Tổ, tạ lỗi và cầu xin Tổ... Dâng trọn lòng thành.

b. Chủ Nghi : ‘Lễ dâng Kinh Chúc Tụng lên Tổ’.

*Chiêng trống tụng một hồi.

Trợ Tế đem giá Văn Chúc đặt trước mặt Chủ Tế. [Khi Chủ Tế không thể đọc, Trợ Tế đọc].

- Chủ Nghi : ‘Xin mọi người quỳ xuống’.

Ban Tế vái 4 vái, quỳ xuống. - Mọi người tham dự quỳ. [Khi không thể quỳ, mới đứng. Trừ bịnh nhân, không ai ngồi].

Chủ Tế tuyên đọc Kinh Chúc Tụng.*15

- Khi gặp danh hiệu Tổ, hoặc cuối đoạn, như chỗ ghi @ trong bản kinh,

Chủ Nghi : 'Xin vái 4 vái'. Mọi người vái 4 vái, *chiêng trống điểm 4 tiếng.

Đọc xong, Chủ Tế đốt bản văn, tàn để trên dĩa. [Kể cả khi người khác tuyên đọc, thì cũng chính Chủ Tế đốt bản văn]. Đang khi đó, *chiêng trống tụng một hồi.

- Chủ Nghi : ‘Xin đứng lên’.

Mọi người đứng lên. Trợ Tế đặt giá lại chỗ cũ, dĩa tàn lên bàn nhỏ.

- Chủ Nghi : ‘Xin kính dâng lên Tổ’.

Vái 4 vái.

*     *     *     *

7. LỄ HƯỞNG LỘC

Chủ Lễ : Lộc là Ơn Phước từ Buổi Tế, do Lòng Yêu Thương của Các Tổ, giúp tăng triển và nhắc nhớ tâm tình, quyết tâm, bình an, thịnh vượng...

7.1 Ban Tế hưởng Lộc

- Chủ Nghi : ‘Xin mời Ban Tế hưởng lộc Tổ’.

Chủ Tế tiến lên, vái 4 vái, lấy trà, rượu trên Bàn Thờ, cung kính hưởng lộc, tay trái che chén. Vái 4 vái, rồi về chỗ.

Ban Tế tuần tự lên hưởng lộc, trà hoặc rượu.

*     *

7.2 Mọi Người Hưởng Lộc

Một số vị đại diện, lớn tuổi, có thể đứng phân phát. Cần giữ trang nghiêm, trật tự, nhường nhịn.

Có thể điểm *Chiêng Trống, nhạc, hát.

- Khi quá đông, hạn định thời gian, hoặc chỉ một số người tiêu biểu hưởng nhận. Mọi người khác hưởng lộc sau Lễ Tạ Lễ.*16

Khi đông người, Chủ Tế và Trợ Tế ngồi.

*     *     *     *

8. TẠ LỄ

8.1 Lễ Tạ Tổ

a. Chủ Lễ : Buổi Tế hoàn mãn. Chúng ta cảm tạ, khấn nguyện, và chúc tụng Tổ... trước khi tiễn đưa Tổ.

b. Chủ Nghi : ‘Xin mời Chủ Tế dâng Kinh Tạ Lễ’.

Ban Tế vái 4 vái. Trợ Tế trao bản Kinh Tạ Lễ cho Chủ Tế.

Chủ Tế cầm, vái 4 vái, tuyên đọc Kinh Tạ Lễ.*17

- Khi gặp danh hiệu Tổ, hoặc cuối đoạn, như chỗ ghi @ trong bản kinh,

Chủ Nghi : 'Xin vái 4 vái'. Mọi người vái 4 vái, *chiêng trống điểm 4 tiếng.

Đọc xong, Chủ Tế đưa bản kinh cho Trợ Tế.

- Chủ Nghi : ‘Xin bái kính Tổ.’

Vái 4 vái.

*     *

8.2 Lạy Tạ và Tiễn Đưa Tổ

a. Chủ Lễ : Chúng ta Lạy Tạ và Tiễn đưa Tổ.

b. Chủ Nghi : ‘Lễ Lạy Tạ và Tiễn Đưa Tổ’.

Ban Tế vái 4 vái.

- Chủ Nghi : ‘Xin quỳ lạy Tổ’.

Ban Tế đồng loạt quỳ.

- Chủ Nghi : 'Lạy Tạ và Tiễn Đưa Tổ'. 

Ban Tế lạy, bàn tay, trán chạm đất. *Chiêng Trống điểm 4 tiếng.

[Khi không quá bất tiện, mọi người tham dự đều quỳ lạy, nhưng chỉ đứng lên sau khi cùng với Ban Tế lạy 4 lạy].

- Chủ Nghi : ‘Xin Ban Tế đứng lên’.

Ban Tế đứng lên.

* Chủ Nghi lặp lại 3 câu trên ba lần. [Ban Tế đứng và quỳ lạy 4 lần].

Sau lần lạy 4, Chủ Nghi : ‘Xin Ban Tếvà mọi người, đứng lên’.

Mọi người đứng. Vái  4 vái.

- Chủ Nghi : ‘Lễ Tế Tổ hoàn tất’.

Mọi người vái 4 vái. Ban Tế bước ra.

*Chiêng trống gióng hai hồi.

*     *     *     *

9. TIẾP TỤC HƯỞNG LỘC, DÂNG HƯƠNG

Sau Buổi Tế, ban Túc Trực luôn, thay nhau, đứng hầu hai bên Bàn thờ.

Điểm *Chiêng trống, Ban nhạc, Ca đoàn...

Dành đủ thời giờ cho bất cứ ai muốn dâng hương, hưởng lộc. Bầu khí trang nghiêm, thành kính, không rộn ràng.*18

* Khi hết người hưởng lộc, ban Túc Trực tới trước Bàn Thờ, vái 4 vái. Bước ra.

Ban Túc Trực là những người bước ra sau cùng.

*     *     *     *

10. GHI CHÚ

** - 327 : ký số của bài trong danhgiactau.com.

*1 - Về Tết Lễ kính Mẹ Tiên Cha Rồng, đọc 322. Tám Tết Lễ Việt, phần 5 và 7.

Về Lễ kính 18 Vua Hùng, đọc 322. Tám Tết Lễ Việt, phần 4.

*2 - Hiện nay, chỉ có Chiêng trống trong Buổi tế. Nhưng Ban nhạc, Ca đoàn giữ vai trò quan trọng trong phần trước và sau Buỗi Tế.

*3 - Chủ Lễ cần đọc kỹ bài 324. Việc Cúng Tế, và nắm vững mọi thành phần. Chú tâm tới Ý nghĩa.

*4 - Khi nhang sắp tàn thì phải có 4 nhang mới.

*5 -  Cách đánh Chiêng Trống, đọc 324. Việc Cúng Tế, ghi chú *24.

*6 - Khi có bậc 'Vị Vọng đặc biệt', Vị nầy có thể được mời lên Đèn. Chủ Nghi rao mời. Hai Chấp sự tới chỗ đón. Vị nầy lên giữa Bàn thờ, vái 4 vái, thắp Đèn, vái 4 vái. Hai Chấp sự tiễn về chỗ.

Sau đó, Chủ Nghi mời Chủ Tế lên thắp 4 cây nhang lớn. Nghi thức như trên.

*7 - Trong suốt Buổi Tế, bắt đầu hoặc kết thúc một hành động, Ban Tế đều vái 4 vái.  - Khi Chủ Tế vái, lạy, Trợ Tế đều cùng làm.

*8 - Đọc 343. Văn Chúc Kính Mẹ Tiên Hiển Thánh Khởi Tổ Tộc Việt, phần 1.

*9 - Chủ Lễ cần chỉ dẫn trước, ở phần Khai Lễ.

*10 - Ở đây là Lễ Tế Tổ. Nếu tế Vị nào khác thì dùng Miếu Hiệu hoặc tên Thụy.

*11 - Đọc thêm 203. Tiêu Chuẩn Để Sống Tình Người - Truyền Kỳ Trầu Cau, đb đoạn 5.7.

*12 - Đọc 205. Tiêu Chuẩn Làm Việc Nước - Truyền Kỳ Tiết Liêu, đb mục 6,4b.

*13 - Đọc bài trên, đb đoạn 5.5.

*14 - Khi cần có những Nghi Thức khác, như Nghi Thức Dâng Hiến Đền, Cơ sở mới... thì cử hành ở phần nầy.

Trong những Buổi Tế khác, ít trọng thể, không phải Tế Tổ, có thể có những nghi thức như Nghi Thức Kết Hôn, Nghi Thức Tuyên Thệ...

*15 - Đọc 343. Văn Chúc Kính Mẹ Tiên Hiển Thánh Khởi Tổ Tộc Việtphần 2.

*16 - Chủ Lễ cần thông báo trước. Nhưng tránh 'quá khắc khe', làm giảm bầu khí trang nghiêm, thân tình.

*17 - Đọc bài trên, phần 3.

*18 - Ai muốn chuyện trò, ngoài Đền, nhỏ tiếng. Chủ Lễ cần nhắc nhớ.