ỨNG DỤNG

 HỌC THUYẾT TIÊN RỒNG, ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG, THỜI BÌNH VÀ THỜI LOẠN

BÀI 1: HỌC THUYẾT TIÊN RỒNG VÀ TỔ CHỨC TRỌNG TÂM MẠNG LƯỚI


“Không có sự tranh luận mà chỉ có diễn biến nhận thức cho đến khi nhận thức được”.

Phân biệt được đâu là Chánh, đâu là Tà, trong suy tư và hành động, là nền tảng của Đạo Đức Làm Người.

Sự ăn khớp tuyệt đối ngẫu nhiên, giữa Học thuyết Tiên Rồng và Lý Thuyết Trọng Tâm Mạng Lưới (Network Centric Theory) của Hoa Kỳ, là dấu chỉ cho một Thời Đại Mới sắp thành hình, do sự Song Hiệp giữa hai Thái Cực của hai nền Văn Hóa và Văn Minh Việt - Mỹ.

Từ nơi cùng tột của tình nghĩa Đồng Bào ruột thịt trong nền văn hóa Tộc Việt, đến tuyệt đỉnh của văn minh Hoa Kỳ về khoa học tổ chức xã hội loài người, một nếp sống mới sắp được nảy sinh, một nếp sống mà loài người sẽ có đầy đủ lòng tự hào, để hiên ngang bước vào cuộc hành trình đi tìm một lối sống đầy hạnh phúc trên trái đất.

Trong vũ trụ mênh mông bất tận này, chúng ta sẽ cùng nhau bước trên những con đường mới, hướng về những mục tiêu mới, xây dựng những cuộc đời mới, những xã hội mới. Nơi đâu có tinh thần Một Bọc Trăm Con và tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới Song Hiệp, thì nơi đó, con người sẽ được chung hưởng hạnh phúc làm người, trong tình nghĩa, trong tự do trọn vẹn.

Tinh thần Một Bọc Trăm Con, tinh hoa của Học thuyết Tiên Rồng, biểu trưng cho tình nghĩa Đồng Bào ruột thịt, là nền tảng cho sự sống còn của toàn thể Tộc Việt qua mấy ngàn năm nay. Chỉ có từ ngữ Đồng Bào mới diễn đạt trọn vẹn được tình người thực sự: Mọi người cùng được thụ thai trong Một Bọc từ Một Mẹ và Một Cha, được nuôi dưỡng và sinh ra cùng một lúc, giống nhau như đúc. Nhờ sống thực được tinh thần này mà người Việt mới tồn tại cho đến hôm nay. Tinh thần Một Bọc Trăm Con là nguyên do tại sao mấy ngàn năm qua, người Việt có thể đánh bại những cuộc xâm lăng của người Hoa và của những dân tộc khác.

Lý Thuyết Trọng Tâm Mạng Lưới được sinh ra giữa những cơn loạn lớn của Thời Đại Tín Liệu. Làm sao để liên hiệp các hệ thống tổ chức một cách hữu hiệu là nhu cầu cấp bách. Người Mỹ đã sáng tạo được lý thuyết cho một hệ thống tổ chức vừa thích hợp cho thời đại này, vừa thực thi được những lý tưởng tự do và bình đẳng của con người như trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đã ghi. Cấu trúc và sinh hoạt của tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới giải cứu con người thoát khỏi hệ thống tổ chức Kim Tự Tháp của những nền văn hóa Chủ Nô.

Hệ thống tổ chức Kim Tự Tháp luôn luôn có một người trị vì trên đỉnh cao tột cùng của quyền lực. Đây là tầng thứ nhất. Tầng thứ hai là một nhóm người thân thuộc vây quanh lãnh tụ, tạo nên giai cấp hoàng gia. Tầng thứ ba là giai cấp quý tộc với hệ thống lập pháp, chuyên lo việc bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị. Tầng thứ tư là hệ thống hành pháp và tư pháp, cấp thừa hành mà hoàng gia và quý tộc thường gọi là nô tài. Họ được dùng để trừng phạt những kẻ bất tuân. Ở đáy cùng của địa ngục này là nô lệ, là đại đa số người dân trong một nước. Các hệ thống tổ chức Kim Tự Tháp được hình thành một cách vững chắc từ khi con người biết dùng đồ đồng để làm khí giới (The Bronze Age). Khả năng chiến tranh của con người được khoa học hóa từ đó, cách đây năm ngàn năm.


*******************************************


TỔ CHỨC TRỌNG TÂM MẠNG LƯỚI VÀ HỌC THUYẾT TIÊN RỒNG


1. A Robust Information Sharing Infostructure: Một Cấu Trúc Tín Liệu với Sự Trao Đổi Tín Liệu Liên Động

Robust Information Sharing là sự đóng góp và chia sẻ tín liệu một cách liên tục và sống động. Infostructure là Cấu Trúc Tín Liệu, là nền tảng của một tổ chức với hệ thống mạng lưới là trọng tâm. Theo thuyết này, Mạng Lưới (Network) gồm những mối liên hệ giữa các Giao Điểm (Nodes) trong toàn bộ cấu trúc. Sự đóng góp và chia sẻ tín liệu liên tục và sống động là điều kiện quan trọng nhất cho hoạt động của tổ chức. Các giao điểm tạo những mối liên hệ trực tiếp, tùy theo nhu cầu công việc. Các Đơn Vị Biên Thùy (Edge) đóng góp tín liệu. Cấu Trúc Tín Liệu yểm trợ tiền tuyến bằng việc chia sẻ tín liệu hữu dụng nhanh, nhạy. Sự hổ tương giữa trung ương và tiền tuyến là điều kiện bắt buộc cho sự hoạt động hữu hiệu của cấu trúc này.

Áp dụng tinh thần Một Bọc Trăm Con vào Cấu Trúc Tín Liệu, chúng ta có Văn Hóa và Đạo Sống Tiên Rồng. Hoa Tiên Rồng và Hoa Bảo Bình là hai biểu đồ cho việc phân nhiệm tài năng trong tổ chức và công tác phân loại các mảnh tin.

Hoa Tiên Rồng là hình ảnh của bản chất con người. Qua bốn Sức Sống: Thân - Trí - Tâm - Tuệ, chúng ta có thể nhìn và hiểu rộng ra, từ từng người đến gia đình, làng xóm, cộng đồng, đến quốc gia và quốc tế, những sinh hoạt Kinh Tế, Quốc Phòng, Xã Hội, và Chính Trị.

Hoa Bảo Bình là biểu đồ cho cường độ sức mạnh, mức độ hiểu biết, dung độ yêu thương, và cấp độ chỉ huy và lãnh đạo trong từng con người lên đến mọi người.

Trong cuộc chạy đua này, những điều kiện thiết yếu cho sự hình thành và hoạt động hữu hiệu của tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới, mà mọi người đang đi tìm, thì người Việt đã sẵn có.

2. Power to the Edge: Quyền Lực ra đến Biên Thùy

Trọng tâm của tổ chức mạng lưới là để cho quyền năng quyết định về kế hoạch thực thi sứ mạng được đặt nơi các đơn vị tiền tuyến. Cũng như cả một hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ được đặt ra để bảo vệ quyền lợi của từng người dân, Cấu Trúc Tín Liệu được tạo nên để yểm trợ cho từng người chiến sĩ biên thùy.

Chữ Edge mang hình ảnh một lưỡi dao và mũi nhọn của con dao. Chiến đấu bằng một con dao mà không biết tận dụng bản chất của nó thì ra chiến trường như đi tự sát.

Nhìn vào Truyền Kỳ Phù Đổng thì sẽ thấy rõ hình ảnh Quyền Lực ra đến Biên Thùy. Khi người dân bộc lộ được khả năng và ước muốn chiến đấu của họ thì tổ chức yểm trợ những sáng kiến và kế hoạch của dân một cách liên tục và sống động, một tổ chức bởi dân, cho dân, vì dân và vì nước. Dùng Hoa Song Hiệp để điều hợp sự lưu thông của hai giòng tín liệu, từ trung ương ra và từ biên thùy về. Mục tiêu là thông hiệp được hai trọng tâm của sứ mạng: Chúng ta (1) làm cách nào để đạt được mục tiêu chiến lược (Strategic Objective) trên chiến trường (2) một cách nhanh nhất và ít hao tổn nhất về nhân lực cũng như vật lực.

3. A Flat Organization: Một Tổ Chức Dẹp

Cấu trúc của tổ chức là một mặt phẳng. Tổ chức của các quốc gia trên trái đất hiện nay đều nằm trong khuôn mẫu của hình Kim Tự Tháp, kể cả Hoa Kỳ, cho nên mặc dầu đã lập được thuyết, người Mỹ vẫn chưa thành lập một tổ chức dẹp hữu hiệu được. Cấu trúc Kim Tự Tháp khuyến khích và duy trì những dục tính trong con người, nơi con người cấu xé lừa gạt nhau để trèo lên đỉnh cao của quyền lợi và danh vọng. Cấu trúc Kim Tự Tháp là lý do tại sao mọi cuộc cách mạng của nhân loại thất bại sau khi thành công ở giai đoạn đầu.

David Alberts, người lãnh đạo tiên phong cho cuộc cách mạng tư tưởng về tổ chức trong Lý Thuyết Trọng Tâm Mạng Lưới, đã viết: “The Power of Network Centric Warfare is derived from the effective linking or networking of knowledgeable entities that are geographically or hierarchically dispersed. The networking of knowledgeable entities enables them to share information and collaborate with one another to achieve a degree of self-synchronization. The net result is increased combat power.” (Dr David S. Alberts, Network Centric Warfare, 1999, pp. 6-7).


“Sức Mạnh của Chiến Tranh Trọng Tâm Mạng Lưới được kết tinh từ sự giao tiếp hữu hiệu, hoặc sự liên kết, của những thực thể hiểu biết, giữa những đơn vị hoặc những cấp bậc xa rời nhau. Sự liên kết của những thực thể hiểu biết giúp họ chia sẻ tín liệu và hiệp tác với nhau để đạt được mức độ tự đồng bộ hóa. Kết quả là sức mạnh chiến đấu phát triển.” Sự lưu thông của tín liệu càng nhanh, khả năng kết nạp, phân loại, phân tích và tổng hợp tín liệu của tổ chức càng chính xác, thì sức mạnh Tín liệu Trổi Vượt (Information Superiority) của tổ chức càng tăng.

Tín liệu trong một tổ chức Kim Tự Tháp phải đi từ dưới lên trên, qua rất nhiều nút chắn của cấp bậc và trở ngại khó khăn giữa những đơn vị cách xa nhau. Trên con đường đèo ngoằn ngoèo khúc khuỷu này, các mảnh tin từ tiền tuyến luôn luôn bị thanh lọc theo tư duy riêng biệt của cấp chỉ huy. Quyền lực của các cấp lãnh đạo và chỉ huy thường là quyền sinh sát, nên cấp dưới chỉ nói những gì cấp trên muốn nghe, sợ “Sự thật mất lòng”.

Vì không thể nào nắm rõ tình hình nơi tiền tuyến, các cấp lãnh đạo và chỉ huy thường ra lệnh tùy theo ý mình. Tổ chức Kim Tự Tháp trở thành địa ngục của sự chỉ huy một chiều. Hình phạt đặt ra cho những ai vi phạm kỹ luật phải càng ngày càng trở nên khắt khe, vì loại tổ chức này đi ngược lại bản chất của nhu cầu sinh hoạt xã hội tự nhiên của con người, rằng giá trị của mạng sống, của sự hiểu biết, của yêu thương, và danh dự của từng con người phải luôn luôn được quý trọng.

Tổ chức dẹp là nhu cầu quan trọng nhất cho các quốc gia và các đại công ty liên quốc, vì cuộc chiến toàn cầu hiện nay đòi hỏi sự liên lập giữa các hệ thống quyền lực, nhất là quân đội. Vị “vua” này không thể ra lệnh cho vị “vua” kia, hoặc vị tướng của quốc gia này không thể ra lệnh cho vị tướng của quốc gia khác.

Tham mưu và quyết định phải được đặt trên cấu trúc tín liệu mà những mối liên hệ giữa các khối quyền lực đã kết thành. Khả năng hiểu biết phát triển nhờ tín liệu giao lưu và kết tụ, do khả năng tìm tin, thu tin, lọc tin và truyền tin trổi vượt của tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới với Học thuyết Tiên Rồng làm nền tảng.

4. Information Superiority: Tín Liệu Trổi Vượt

Khả năng tạo được Tín Liệu Trổi Vượt là sức mạnh của tổ chức. Cụm từ "diễn biến nhận thức cho đến khi nhận thức được" là phương châm hoạt động cho một cấu trúc tín liệu. Vận tốc di chuyển tín liệu không chỉ nằm trong vận tốc của máy điện toán, mà do khả năng hệ thống hóa tín liệu của mỗi thành viên trong tổ chức.

Muốn hệ thống hóa tín liệu một cách hữu hiệu thì phải có một hệ thống tổ chức thích hợp với cách sống, cách suy nghĩ, cách làm việc, và cách sinh hoạt của con người. Muốn thấy được bản tánh của con người thì phải nhận diện con người cho chính xác. Điều này chỉ có Học thuyết Tiên Rồng hiện thực được.


Hoa Tiên Rồng với bốn Sức sống: Thân, Trí, Tâm, Tuệ, biểu trưng cho hình ảnh một con người trọn vẹn. Các hệ tư tưởng khác chỉ thấy được một, như duy vật, duy lý, duy tâm và duy linh, hoặc vài sức sống trong con người, hoặc thấy hết mà lại không hệ thống hóa được. Không hệ thống hóa thì không thể khoa học hóa. Không khoa học hóa thì không nắm vững sự phát triển. Cho nên, sự song hiệp giữa Học thuyết Tiên Rồng và tổ chức Trọng Tâm Mạng lưới sẽ tạo nên một môi trường sinh hoạt vô cùng hữu hiệu cho con người và xã hội loài người.

5. Self-Synchronization: Sự Tự Đồng Bộ Hóa

Hình ảnh này đẹp lắm! Sự Tự Đồng Bộ Hóa cũng xảy ra trong thiên nhiên, giữa các vật thể vô tri như photons. Khi có môi trường thích nghi cho sự phát triển tự nhiên của một vật thể, thì vật thể đó tự đồng bộ hóa. Từ một photon cực kỳ nhỏ bé và yếu đuối mà lại có khả năng gây ảnh hưởng để tạo ra một tia la-se cực sáng và cực mạnh (Sync: The Emerging Science of Spontaneous Order, Steven H. Strogatz, 2003).

Khi tổ chức có khả năng kết nạp tín liệu một cách hữu dụng thì các giao điểm, hoặc từng con người, sẽ tự nhiên tham gia và hiệp tác. Việc gì có lợi ích cho từng người và cho mọi người thì ai ai cũng muốn theo.

Với nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh, tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới có được khả năng kết nạp những giao điểm mới và duy trì bền vững từng mối liên hệ.

6. Emergent Leaders: Lãnh Đạo Xuất Hiện

Khi một nhóm người sinh hoạt và trao đổi tín liệu, thì những ai điều hợp sự vận chuyển tín liệu, hoặc phân tích loại tín liệu nào đến đâu, thì khả năng chỉ huy hoặc lãnh đạo của những người đó, trong những lãnh vực chuyên biệt đó, đến đó. Khả năng lãnh đạo cũng tùy thuộc vào khả năng điều hợp các thành viên và điều động tổ chức. Tùy theo công việc và mục tiêu mà quyền hành và thời hạn của lãnh đạo và chỉ huy được quyết định bởi mọi người chịu trách nhiệm cho những chương trình đó.

Trong một tổ chức, người lãnh đạo phải có khả năng thấy được chiều dài, chiều xa, chiều cao, và chiều sâu của một chương trình. Người quản lý thì lo việc hành chánh và tài chánh cho tổ chức. Người chỉ huy điều động nhân sự và gom góp vật liệu, tùy theo môi trường và điều kiện sẵn có, để hoàn thành sứ mạng tổ chức giao phó. Cấp hành động gồm những người có khả năng chuyên biệt để đáp ứng với nhu cầu của công việc.

Trong Truyền Kỳ Phù Đổng, khi Sứ Nhân truyền tin đến toàn dân, và khi Phù Đổng nhận được tin và ý thức được sứ mạng và trách nhiệm cùng bổn phận của mình, thì Phù Đổng bật nói. Phù Đổng, tinh thần chiến đấu của từng người dân Việt, khi đã được đánh thức bởi sự hiểu biết về gía trị chân thực của chính mình, qua sự hiểu biết về Tổ Tiên và truyền thống của Dân Tộc mình, sẽ trỗi dậy, sẽ bộc lộ được Niềm Tin Chiến Thắng.

7. Effects-Based Operations: Hoạt Động Dựa Trên Hậu Quả

Mọi quyết định về chiến lược hoặc chiến thuật hoạt động phải luôn luôn được dựa trên sự hiểu biết của chúng ta về hậu quả của những quyết định đó.

Hiện nay, các hệ thống quyền lực toàn cầu và các đại công ty liên quốc (Transnational Corporations) đang nổ lực thực thi Chiến Tranh Trọng Tâm Mạng Lưới qua sự vận dụng những đơn vị hành động đặc biệt (Special Operations Units) để đột nhập, đột kích, quan sát, theo dõi, bắt cóc, ám sát, đánh cắp và phá hoại. Vấn đề chính là vì phương tiện kiểm soát bằng điện toán ngày càng tinh vi, trung ương cứ tưởng mình cũng đang chiến đấu nơi hiện trường với đội quân tiền tuyến nên thường đoạt quyền quyết định sách lược hành động của tiền tuyến (The Mission, The Men, and Me: Lessons from a Former Delta Force Commander, Pete Blaber, 2010).

Thời trước, vì phương tiện liên lạc bị giới hạn bởi không gian, tướng ngoài mặt trận có lúc không cần theo lệnh vua. Ngày nay, phương tiện truyền tin nhanh như ánh sáng. Các tổ chức Kim Tự Tháp dùng khả năng này để siết chặt hệ thống kiểm soát của trung ương. Các tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới thì dùng khả năng này để phát triển sức mạnh chiến đấu của các đơn vị biên thùy.

Trong tình nghĩa Đồng Bào, mọi suy toan, tính toán, dự định và chương trình phải được đặt trên hậu quả an nguy của Tổ Quốc và và hạnh phúc của từng người.

8. Mission-Capability Package: Kiện Hàng Sứ Mạng Khả Thi

Muốn đạt được một mục tiêu nào, chúng ta cần phải nghiên cứu và thiết lập một chương trình với những phương thức khả thi, theo Lý Thuyết Trọng Tâm Mạng Lưới, chớ không phải rập khuôn những cách thức cũ của tổ chức Kim Tự Tháp.

Trong Chiến Tranh Tín Liệu (Information Warfare), các hệ thống điện toán và mạng lưới tín liệu được dùng để tấn công đối phương trong im lặng và bí mật, để đối thủ ‘không biết mình đang bị tấn công, không tin mình đang bị tấn công, không hiểu tại sao mình đang thua, và không ngờ mình đã bị thua” (The Handbook of Fifth-Generation Warfare (5GW), Daniel H. Abbott, 2010).

Trong ‘Truyền Kỳ Tiết Liêu’, Tiết Liêu, một người con dân nước Việt, đã nhìn vào lịch sử và truyền thống dân tộc mà thấy được làm việc phải làm: thế nào để đoàn kết dân tộc, giữ cho sự đoàn kết đó vững bền, trong thời bình cũng như thời chiến. Tiết liêu đã soạn thảo được chương trình khả thi này với hai biểu tượng Sống Động và Hiện Thực: bánh chưng và bánh dày. Tiết Liêu đưa ra một sách lược mà ai ai cũng hiểu và làm theo được.

9. Shared Awareness: Sự Hòa Mục

Hòa mục là một thực tế chung (Shared Reality). Mọi thực thể trong tổ chức đều có một ý thức như nhau. Khi trung ương và tiền tuyến cùng song hiệp để chiến đấu, thì coi như tổ chức đó “Biết Mình”. Phải biết mình trước, sau đó chúng ta mới có khả năng phân biệt đâu là ta, đâu là giặc, để “Biết Người”, để “Trăm Trận Trăm Thắng” (Tôn Tử).

Trong Binh Thư Yếu Lược, Hưng Đạo Đại Vương dạy rằng “Hòa Mục là Đạo cho việc Trị Nước Hành Binh.” Nền tảng quan trọng nhất của một hệ thống tổ chức với cấu trúc mạng lưới tín liệu là sự hòa mục giữa trung ương và tiền tuyến về mục tiêu và hành động.

10. The Agility Advantage: Lợi Thế Linh Động

Tinh hoa của một tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới là khả năng đạt được Lợi Thế Linh Động, mà sức đàn hồi là đặc tính quan trọng nhất. Sự hiểu biết là nền tảng chiến đấu của mỗi con người và tổ chức. Sự hiểu biết này được cập nhật hóa nhanh bao nhiêu thì sức đàn hồi, tức khả năng phục hồi sức mạnh chiến đấu, của cá nhân và tổ chức đó mạnh bấy nhiêu.

Giá trị của tín liệu nằm trong sự khả tín của người đưa tin. Tinh thần Một bọc Trăm Con bảo đảm được sự khả tín này vì sự truyền tin được đặt trên nền tảng Thân Thương và Bình Đẳng Tột Cùng giữa các anh chị em cùng Mẹ cùng Cha, được sinh ra cùng một lần, sinh hoạt và sống thực với nhau trong cùng một Bọc.

****************************************

Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA ỨNG DỤNG NÀY

Xưa kia, tinh thần Một Bọc Trăm Con với tình nghĩa Đồng Bào đã cho Tổ Tiên của Tộc Việt sức mạnh chiến đấu với núi rừng hiểm trở, với gió mưa nắng rét. Rồi vài ngàn năm sau, khi Tộc Hoa dùng sức mạnh quân sự bạo tàn để xâm lăng nước ta, từ Hồ Đồng Đình đến nước Việt Nam, tinh thần Một Bọc Trăm Con của Tộc Việt chúng ta vẫn bền bỉ, vẫn hiên ngang, vẫn hào hùng, vẫn chiến đấu, vẫn bất khuất.

Ngày nay, thời đại tín liệu đang cho con người một khả năng mới: Gây nên một cuộc chiến toàn cầu, với chiến tranh toàn diện không biên giới, mà có thể chỉ do có một người, hoặc một nhóm người, ví dụ như chiến tranh vi trùng chẳng hạn.

Để có thể đương đầu với những mối đe dọa thật lớn do những nhóm người thật nhỏ, chúng ta phải cùng nhau tạo ra môi trường và điều kiện cho sự hiểu biết của mỗi người được tỏ bày trong ánh sáng, cho mọi người cùng nhìn thấy, rồi tùy mỗi người muốn quyết định ra sao cũng được. Sự tự do sáng tạo, tự do phát biểu, tự do tổ chức, và tự do hoạt động là hậu quả tất nhiên của quyền tự do quyết định, một quyền năng bất khả xâm phạm của con người.

Trong sự tranh giành quyền lực hỗn loạn trên trái đất hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức rằng sự hiểu biết chân thật mãi mãi là của chung, vì được bắt nguồn từ khả năng yêu thương và tinh thần chiến đấu vì yêu thương luôn luôn hiện hữu. Yêu thương là sự chia sẻ và chung hưởng toàn diện.

************************************************


BÀI 2: THẾ ĐỘNG CỦA HOA


Trong Học Thuyết Tiên Rồng, chúng ta có ba đóa Hoa: Hoa Song Hiệp, Hoa Tiên Rồng, và Hoa Bảo Bình. Nhìn vào Hoa Song Hiệp và Hoa Bảo Bình, trên bình diện sinh hoạt xã hội, chúng ta có thể nhìn vòng ngoài cùng, vòng lớn nhất của hai Hoa này, là sự biểu trưng cho Chân Lý của Sự Thật. Kế đến là vòng đại chúng, tượng trưng cho Xã Hội Loài Người, mà trong đó có ta.

a. Hoa Song Hiệp: Sự Qua Lại




Vòng Tiên, bên trái, tượng trưng cho những gì trường kỳ, bao gồm những dữ kiện hiện hữu dọc theo chiều dài của thời gian. Vòng Rồng, bên phải, tượng trưng cho những gì ngắn hạn, bao gồm những dữ kiện hiện hữu trong chiều rộng của không gian nhất định.

Trong đấu tranh tư tưởng hoặc hành động, vòng Tiên là Thế, vòng Rồng là Dụng. Thế có thể chuyển đổi tùy theo sự động tĩnh của đối phương, nhưng luôn luôn được nhắm vào mục tiêu là đạt sự thượng ưu, tức là sự chủ động, không để cho mình bị động. Mục tiêu của Dụng là sự đạt được hậu quả mà mình đã nhắm vào, để ảnh hưởng được thực trạng theo ý muốn của mình.

Một ý tưởng, khi bộc lộ ra nơi hình hài, ánh mắt, âm thanh, cử chỉ và thần sắc, là phần Tiên trong con người, là bản chất của Thần, Ý, Khí và Lực của người đó. Phần Rồng, hành động của một người, hoặc một nhóm người, luôn luôn phản ảnh phần Tiên, sự suy tư của những người đó. Để tránh bị mắc mưu như Dương Đông Kích Tây, chúng ta phải suy xét trọn vẹn hai chiều Tiên Rồng trong mỗi dữ kiện lớn nhỏ mà ta thu thập được.

Trong sự trống vắng và yên tĩnh tự nhiên của Thời Không, một ý niệm dấy lên, hay một lời nói thoát ra, sẽ làm động ý thức về Thời Không trong chính đối tượng đó. Nếu Thần của ta giữ được sự trống vắng và yên tĩnh tự ban đầu, thì sự nhận định trong ta về bản chất của những trạng thái động đó sẽ hiện ra rất rõ. Khi Ý của đối phương hiện ra, thì trong ta tự nhiên sẽ có Ý tưởng đối chiếu. Đây là hiệu quả của nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp, rằng vạn vật từ sự Song Hiệp của Tiên và Rồng mà hiện hữu. Có Tiên thì có Rồng, ngược lại cũng vậy.

Khi Thần (cái nhìn) đã định thì Ý (sự muốn) tự nhiên phát; khi Ý phát thì Khí (sức sống) tự nhiên theo đó mà kết thành; và Lực (sức mạnh) cũng tùy theo Khí mà xuất hiện. Đây là một định lý của Thế: Thần Ý Khí Lực luôn luôn luân chuyển. Thần Ý vô hình; Khí Lực hữu hình. Trong Tiên cũng có Tiên Rồng, trong Rồng cũng vậy. Thế ra sao thì Dụng như vậy.

b. Hoa Tiên Rồng: Sự Xoay Vần


Trong trạng thái Tĩnh, bốn Sức Sống hiện rõ nét: sức mạnh của Thân lực; sự sáng của Trí tài; khả năng yêu thương của Tâm tình; và sự thông thấu của Tuệ linh. Trong trạng thái Động, Bốn Sức Sống xoay quanh nhau, hiệp cùng nhau, xoáy vào nhau, xuyên thấu trọng tâm đối tượng. Nguyên lý “Song” (Đôi, như nhau) và “Hiệp” (mãi mãi là Một trong nhau) của Tiên và Rồng giữ cho các sức sống quyện vào nhau mà vẫn giữ được bản chất riêng biệt. Có mà không mất; hoặc mất mà lại Có.

Thân và Trí đối diện nhau; Tâm và Tuệ phản ảnh nhau. Trong Hoa Tiên Rồng, mỗi sức sống có thể hoạt động riêng biệt hoặc trở nên hiệp nhất để đạt những mục tiêu chung. Dùng Hoa Tiên Rồng, chúng ta có thể nhận thức được sức sống trong từng người cũng như của nhiều người.

Một nguyên lý căn bản của Võ học là Khi Động thì tất cả đều động như nhau; khi Tĩnh thì tất cả đều tĩnh với nhau. Nguyên lý này là nền tảng của khả năng tự khắc, phần Tiên, của một chiến sĩ, một tổ chức, một quốc gia, hay một dân tộc. Không có khả năng tự khắc chế cảm tính hoặc cuồng vọng trong chính mình thì con người chỉ có thể đi đến chiến bại mà thôi; mà đã là chiến sĩ thì không bao giờ chấp nhận sự chiến bại cả.

Nguyên lý thứ hai của sự chiến đấu là Đưa đối phương vào Hư Không. Mục tiêu của hành động, phần Rồng, là sự dẫn dắt đối phương về nơi cội nguồn của vũ trụ, phần Tiên, rằng muôn vật tự Hư Không mà đến rồi trở về. Nơi nào đối phương bám vào để tạo Thế và Lực, nơi ấy là đầu dây mối nhợ cho mục tiêu của sự xụp đổ và hủy diệt. Trước khi giao tranh, người chiến sĩ thấy được sự chiến thắng rồi mới chiến đấu. Trong lúc giao tranh, người chiến sĩ coi Hư Không là chiến địa. Tiên Tranh nơi Hư (chỗ đối phương không cho là Thực); Rồng Đánh chỗ Không (nơi đối phương vì không cho là Thực cho nên không canh giữ).

Hoạt động của Hoa Tiên Rồng có thể nương theo bản chất của Bốn Sức Sống trong đối tượng, hoặc Bốn Mùa (nóng, lạnh, ướt, khô), hoặc Bốn Phương (cao, thấp, ngang, dọc), hoặc Tám Hướng (trên, dưới, xa, gần, sâu, cạn, ngày, đêm), tùy theo môi trường, điều kiện, mục tiêu đặt ra, và phương tiện sẵn có.


c. Hoa Bảo Bình: Sự Mở Đóng


Muốn xa thì đóng; muốn gần thì mở. Sự mở đóng của khí lực, của trí năng, của yêu thương, và của sự hiểu biết trong chính mình là do quyết định của đối tượng, không phải do mình. Người chiến sĩ sống cho Bọc, sống vì Bọc. Một người sống cho riêng mình, hoặc cho riêng gia đình của mình, sẽ không có khả năng bảo vệ làng xã một khi giặc cướp đến. Một nhóm người sống riêng cho nhau, hoặc cho đảng phái của nhau, sẽ không có khả năng bảo vệ quốc gia và dân tộc một khi có giặc xâm lăng đến.

Nhìn người mà suy về ta, hoặc nhìn lịch sử mà nghĩ về hiện tại: Hoa Kỳ là một quốc gia ra sao? Người Mỹ là loại người ra sao, mà trong vài trăm năm, Hoa Kỳ đã trở thành một đại cường quốc, lãnh đạo thế giới? Người Việt và lịch sử Việt ra sao, mà đến nay, sau vài ngàn năm, vẫn chìm sâu trong độc tài độc đảng và khổ đau nhục nhã? Chúng ta phải cùng nhau suy xét, so sánh, để thấy rằng sự thay đổi chính mình là mấu chốt. Một cuộc Cách Mạng Dân Tộc phải bắt đầu. Điều gì mình không biết thì học của người. Vật gì mình không có thì mượn của người. Những gì Tổ Tiên đã trao, chúng ta phải ghi nhớ, phải giữ gìn.

Hoa Bảo Bình lớn lên và mở rộng, hoặc thu nhỏ và khép kín, tùy theo nhu cầu của sự phát triển trong một môi trường nhất định, hoặc tùy theo những đòi hỏi của sự đấu tranh để sống còn, cho một người, một gia đình, một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc, hoặc cho cả nhân loại nói chung.

Bạn hãy thử tập nhìn vào từng đóa Hoa: Hoa Song Hiệp; Hoa Tiên Rồng, và Hoa Bảo Bình. 

- Hoa Song Hiệp giúp Bạn nhận ra đâu là Xã Hội, đâu là Tiên, đâu là Rồng, và Đâu là Một Bọc Trăm Con. 

- Hoa Tiên Rồng giúp Bạn thấy được bản chất của cái mạnh, cái sáng, cái thân thương, và cái tánh của chính Bạn và của mọi người. 

- Hoa Bảo Bình giúp Bạn thấy được khả năng hành động, tầm vóc suy tư, khả năng tổ chức, và tầm độ ảnh hưởng của chính mình hoặc của bất cứ tổ chức hay quốc gia nào, trong bất cứ lãnh vực nào.

Nhìn cho lâu, nhìn cho kỹ, rồi suy, rồi nghĩ, cho đến khi nào Bạn thấy được, hiểu được, điều hiệp được, và áp dụng được Bốn Sức Sống trong chính Bạn. Vườn Hoa Dân Tộc trong Bạn sẽ hiện ra rõ rệt, sẽ đơm bông, sẽ lớn mạnh, sẽ kết quả.

Thần là sự Thấy; Ý là sự Muốn; Khí là sức Sống; và Lực là sức Mạnh. Đây là những hiệp tính của Võ. Khi Vườn Hoa DânTộc trong Bạn nở rộ, thì Thần Ý Khí Lực của Bạn mới trở nên Chân Chánh, mới trở nên phương tiện để Bạn đi Xây Đời, đi Cứu Người, Bạn nhé!

                                             ************************************************

BÀI 3: CÁI DỤNG CỦA HOA SONG HIỆP


Tình Báo và Hành Động

Hoa Song Hiệp, Hoa Tiên Rồng, và Hoa Bảo Bình là những mô thức cho việc hình thành một tổ chức, trong thế tĩnh cũng như thế động, cho thời bình cũng như thời loạn.

Trong đại cuộc cứu dân cứu nước, chúng ta luôn luôn lấy sự thật, được biểu trưng bằng vòng ngoài cùng của các Hoa, và toàn dân, được biểu trưng bằng vòng kế tiếp, để làm nền tảng. Từ toàn dân mà chúng ta có được sự thật.

Hoa Song Hiệp, với hai vòng Tiên và Rồng, là cấu trúc căn bản của một tổ chức. Song, sự đi đôi của Tiên Rồng, là nền tảng hành động của tổ chức. Hiệp, hai vòng Tiên Rồng giao nhau tại tâm điểm, tượng trưng cho sự kết hiệp của tình báo và hành động.




Tình báo là việc báo cáo trước khi hành động, đang khi hành động, và sau khi hành động. Hành động phải luôn luôn được đặt trên nền tảng của tình báo.

Trong tình báo, phần tiên của một tổ chức đấu tranh, sự thật luôn luôn từ toàn dân mà hiện hữu. Cho nên, ai được dân thương thì thắng; ai bị dân bỏ thì thua. Trong hành động, phần rồng, tình báo rõ ràng và chính xác tới đâu thì tổ chức thành công đến đó.

Tiên đi trước rồng vì sự hiểu biết luôn luôn quan trọng hơn hành động. Cánh tình báo chỉ có một công tác là nghe ngóng và báo cáo, còn phân tích và quyết định là việc của trung ương.

Khi chạm trán với giặc, các nguyên tắc hành động của cánh tình báo là sự không nghe, không biết, và không thấy. Đối phương không nghe đến mình, không biết đến mình, và không thấy được mình.

Đừng nói động tới quyền, lợi, và danh của họ thì họ sẽ không nghe đến mình. Không có hành động gì khác với một người dân thật bình thường thì họ sẽ không biết đến mình. Không ăn mặc khác thường đối với những người chung quanh thì họ sẽ không thấy được mình.

Khoa Học Phân Tích Tình Báo

Cuốn sách Kỹ Thuật Phân Tích theo Khuôn Mẫu (Richards J. Heuer and Randolp H. Pherson, Structured Analytic Techniques. Kindle, 2015) giúp cho chúng ta thấy được cách suy nghĩ theo thói quen khác biệt với sự phân tích bằng khoa học ra sao, nhất là trong khoa học phân tích tình báo của Hoa Kỳ hiện nay.

Khoa học này khởi đầu vào khoảng năm 1980 và được Cộng Đồng Tình Báo Hoa Kỳ (US Intelligence Community) chính thức áp dụng sau sự thất bại của khối tình báo chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 2002.

Sự phân tích tình báo theo cách suy nghĩ thông thường đã tạo ra những sai lầm lớn, và những sai lầm lớn đó đã tạo ra cuộc Chiến Tranh Iraq năm 2003.

Từ xưa đến nay, con người thường phân tích mọi việc, mọi chuyện theo thói quen.

Một là vì chúng ta chỉ phân tích sự việc bằng cách đặt trọng tâm vào những sự kiện đang xảy ra trong hiện tại (Situational Logic), cho nên không có thể rút tỉa được những bài học đã có sẵn từ những kinh nghiệm chung.

Hai là chúng ta dùng những bài học rút từ lịch sử để nhận định, phân tích và đi đến kết luận cho những sự kiện đang xảy ra trong hiện tại.

Cách suy nghĩ này thường dựa trên những sự so sánh không xác thực vì sự khác biệt trong thời gian và không gian, hoàn cảnh xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự hiểu biết chung của con người lúc trước và bây giờ. Ba là chúng ta dựa vào những lý thuyết tổng quan để nhận định và kết luận.

Những nhận định tổng quát thường loại bỏ những dữ kiện có vẻ không thích hợp với những định kiến sẵn có trong chúng ta. Ba cách nhận diện, phân tích và kết luận này rất thích hợp cho đời sống thường ngày. Đây là sự hoạt động tự nhiên của bộ óc con người, không ai có thể tránh được.

Khoa học phân tích tình báo quốc gia của Hoa Kỳ hiện nay được đặt trên những khuôn mẫu mà sự suy nghĩ của người phân tích được ghi ra rõ rệt.

Những phương thức này giúp cho các nhà phân tích có thể làm việc chung và cùng lúc tránh được sự va chạm tự ái của mỗi người. Sự suy nghĩ theo cách thông thường luôn luôn được đặt trên những giả định (giả thuyết và định kiến) sẵn có trong mỗi người.

Những giả định riêng tư đó dường như không có gì có thể lay chuyển được, vì vậy cho nên nếu chúng ta chỉ dùng cách suy nghĩ thường ngày để suy tính việc nước thì quả thật là chúng ta đang mắc phải một lỗi lầm rất lớn.

Khi suy nghĩ theo cách bình thường, chúng ta chỉ đi tìm, chỉ nhìn, chỉ nhận diện, và chỉ tin vào những sự kiện nào giúp cho chúng ta củng cố những định kiến sẵn có kia.

Cho nên, Kỹ Thuật Phân Tích theo Khuôn Mẫu (Heuer and Pherson 2015) giúp cho người phân tích và các cộng sự viên nhận diện rõ rệt giá trị của những giả định trong chính mình và trong mọi người.

Hai nguyên tắc nền tảng của sự phân tích trong khoa học là (1) lập ra nhiều giả thuyết khác hẵn nhau, và (2) tìm cho ra mọi dữ kiện nào, thực tế hoặc giả định, có thể chứng minh được cái sai của mỗi giả thuyết.

Giả thuyết nào mà bạn không thể chứng minh là sai hoặc ít sai nhất là giả thuyết quan trọng nhất mà bạn cần phải tích cực theo dõi và nghiên cứu thêm.

Tóm lại, khoa học phân tích giúp cho mỗi người tìm thấy được những cái sai của mình, vì theo thói tự nhiên thì ai ai cũng luôn luôn tự thấy mình là đúng.

Suy Xét và Phân Tích

Khi suy nghĩ, Bạn nên đặt ít nhất bốn vấn đề:

1. Nếu mình đúng, thì mình đúng ra sao?

2. Nếu mình sai, thì mình sai ra sao?

3. Nếu mình đang bị lừa thì mình đang bị lừa ra sao?

4. Nếu sự việc xảy ra như Bạn đã dự đoán, thì sau đó nữa, những gì sẽ xảy ra?

Đặt vấn đề với:

1. Bất cứ người nào

2. Bất cứ đề tài nào

3. Bất cứ giả thuyết nào

4. Bất cứ sự việc gì

5. Bất cứ kết luận nào, kể cả sự tổng kết

6. Cả chính mình, vì mình cũng có thể đang tự lừa dối mình.

Tình Báo Cách Mệnh (Revolutionary Intelligence): Bạn phải luôn luôn sẵn sàng thay đổi hoàn toàn cách nhìn của mình theo chứng cứ, chứ không coi thường hoặc vứt bỏ giá trị của bằng chứng (mặc dù có thể là nhỏ nhoi) để ôm giữ cái đúng của mình, vì sự ôm giữ cái đúng của riêng mình luôn luôn là điểm tựa vững chắc nhất để đối phương dựa vào để đồng hành, khuyến khích, dẫn dắt và lừa gạt Bạn.

Phân tích mỗi mảnh bằng chứng (bất kể lớn nhỏ, nhiều ít), mỗi giả thuyết một cách riêng biệt. Cách phân tích phải bao gồm các cái nhìn từ mọi khía cạnh, góc độ, và đối tượng. Các giả thuyết phải có khả năng loại trừ nhau (mutually exclusive).

Mục đích tối hậu là tìm cho ra những cái sai trong sự suy nghĩ của chính mình. Cái sai thường bắt đầu với những giả định khởi nguồn từ sâu trong tâm hồn của mỗi người, nhất là những niềm tin không dựa trên chứng cớ và sự thực.

Mỗi lần có một mảnh tin đến, chúng ta thường định nghĩa và ráp nối mảnh tin đó với những cảm tính hoặc định kiến sẵn có, nhất là những ảo tưởng về giá trị và khả năng của chính mình. Làm như vậy cũng giống như là chúng ta ăn một vật gì, mang một cái gì hoặc một người lạ vào nhà mà không biết vật đó, cái đó thực sự là gì, hoặc người đó thực sự là ai. Truyền Kỳ Mỵ Châu đã dạy về bài học này rất rõ. An Dương Vương đã đưa giặc vào nhà để cầu hòa và Mỵ Châu cũng đã lấy giặc làm chồng.

Liên Minh Tình Báo

Mọi người, mọi tổ chức phải chú trọng đến việc làm sao chúng ta có được một liên minh tình báo.

Các liên minh tình báo giữa các quốc gia trên thế giới giúp nhau giải quyết mọi vấn đề về kỹ thuật và phương pháp để cô lập, vô hiệu hoá, lợi dụng, hoặc triệt tiêu đối phương, bất kể đối phương là ai, từ cấp cá nhân riêng lẻ lên đến các khối quyền lực có sức ảnh hưởng vượt lên trên và ra ngoài sức mạnh của các liên minh cấp quốc tế. Không ai có thể thoát khỏi chiến tranh tình báo.

Chiến tranh tình báo là chiến tranh muôn thuở (eternal warfare), không ranh giới, không hạn chế và vượt thời gian và không gian (thời không).

Tình báo không dựa vào sự tin tưởng mà dựa vào sự hữu hiệu của tín liệu. Trong một liên minh tình báo, mọi tín liệu phải được tinh lọc và trao đổi theo các sơ đồ của Hoa Song Hiệp (HSH), Hoa Tiên Rồng (HTR), và Hoa Bảo Bình (HBB).

Một chuyên viên tình báo phải thấy được sự cân bằng tín liệu khi trao đổi, qua cái dụng của HSH; phải hình dung được sự cân bằng giá trị của các loại tình báo khác nhau bằng cấu trúc tổ chức của HTR; và phải biết dùng HBB để thấy rõ giới hạn của giá trị tình báo tùy theo mức độ khả tín và tầm độ ảnh hưởng của từng mảnh tin và sự giới hạn của từng mảnh tin đó trong thời không. Sự trao đổi tín liệu phải cân được nhau trong giá trị và ảnh hưởng.

Đối với giặc, chỉ có sự giả dối và lừa gạt mà giặc không thể ngờ được. Đối với bạn, chỉ được có sự thật tuyệt đối với nhau mà thôi.




Người Việt có thể tự ai nấy làm như hiện nay, vì làm vậy là sướng nhất, nhưng nếu chúng ta không có một liên minh tình báo, từ sự giao tiếp giữa các cá nhân nơi một địa phương nhất định lên đến cấp toàn cầu, thì mọi hành động đấu tranh đánh giặc để cứu dân cứu nước đều là sự tự sát.

Muốn có một liên minh, trước đó phải có các chuyên viên tình báo trong mọi tổ chức, rồi chuyên viên của các tổ chức phải tìm được nhau.

Ở cấp địa phương, phải biết cách bảo mật nào vừa giúp ta an toàn và vừa giúp ta thành lập cho được các liên minh.

Ở cấp toàn cầu, không đạt tới thuyết thì không thể thấy được các hệ thống quyền lực trên trái đất đang làm gì, vì mọi suy tư và hành động của bất cứ ai hoặc một hệ thống nào cũng đều được đặt trên hoặc dựa vào một hệ tư tưởng hoặc sự ráp nối tùm lum, tà la nhiều hệ tư tưởng của những kẻ rối trí.

Trong hệ thống tình báo cũng phải có hệ thống phản gián. Cách tìm ra gián điệp trong tổ chức của mình thì phải có mồi nhử, cạm bẫy, kiểm soát và săn lùng. Cách tìm ra các chuyên viên tình báo trong hàng ngũ của giặc thì phải biết chú ý tới khả năng cân nhắc giá trị của từng chữ và từng câu nói của họ, lúc hỏi cũng như lúc đáp.

Không có tình báo và phản gián thì mọi nổ lực đấu tranh đều là vô ích. Không có một liên minh tình báo thì mọi tổ chức đấu tranh chắc chắn phải thất bại.

Phản Gián Công, Phản Gián Thủ

Vũ khí lợi hại nhất của tình báo là sự phản trá, có nghĩa là giả trá và phản bội. Trong tình báo có điệp báo (intelligence) và phản gián (counterintelligence). Điệp báo là việc thu thập tin tức bằng mọi phương tiện, dưới mọi hình thức.

Tích cực, cho thấy cái giả, hoặc tiêu cực, che giấu cái thật, hoạt động của điệp báo mang tính cách âm thầm và bí mật. Mục tiêu của điệp báo là sự xâm nhập vào hệ thống thần kinh của đối phương để nghe ngóng, xem xét, tìm hiểu và báo cáo.

Phản gián là cốt lõi, là tinh anh của tình báo. Ngoài sự phản bội, vũ khí của phản gián còn là sự trí trá, là sự giả hình, giả lời, giả tình và giả nghĩa.

Khả năng phản gián cấp chiến thuật nơi từng địa phương khi đã được đồng bộ hóa với phản gián cấp chiến lược của quốc gia thì có thể che mắt, bịt tai, lừa gạt và làm loạn tâm trí của mọi đối thủ, từ từng cá nhân lên đến mọi hệ thống tình báo chiến lược cấp quốc tế.

Trong phản gián có phản gián công và phản gián thủ. Phản gián thủ lo việc cài bẫy để vô hiệu hóa những hoạt động của tình báo đối phương, còn phản gián công thì lo việc dụ dỗ, cảm hóa, hướng dẫn và tiêu diệt mọi đối thủ.

Phản gián thủ hoạt động để bảo vệ khối tình báo và an ninh của bên mình, còn phản gián công thì hoạt động để lợi dụng hoặc tiêu diệt đối phương bằng mọi thủ đoạn và mánh khóe trong mọi sinh hoạt con người từ cấp cá nhân đến tập thể.

*Tinh hoa của phản gián là MẬT SÁT.

Sự Che Giấu và Lừa Gạt (Denial and Deception/D & D)

Kỹ thuật Che Giấu và Lừa Gạt (CG & LG) là vũ khí chuyên môn trong chiến tranh tình báo. Môn võ này khi hiện ra bên ngoài thì là chiến tranh tâm lý hoặc tâm lý chiến.

Mục tiêu của tâm lý chiến là làm tăng trưởng sự sợ hãi hoặc làm thoả mãn những mong muốn sâu kín trong tâm tư của đối tượng. Ví dụ, trong chiến tranh tâm lý có chiến tranh tuyên truyền.

Mục tiêu của chiến tranh tuyên truyền là làm cho đối tượng si mê với ước mơ mà quên đi thực tại. Những ước mơ đó thường được bên đang lừa gạt tạo nên bằng môi trường, hình ảnh, âm thanh, mùi vị và chữ nghĩa tác động và kích thích trí tưởng tượng của bên đang bị gạt về một thực tại coi như là hiển nhiên hay một tương lai dường như sắp đến hoặc tự nhiên sẽ đến. CG & LG làm cho sự tưởng tượng của đối phương trực tiếp ảnh hưởng những ước mong hoặc sự sợ hãi sẵn có trong tim óc họ.

Như Triệu Đà gạt An Dương Vương và Trọng Thủy lừa gạt Mỵ Châu, cái hay của sự CG & LG là làm cho đối tượng bị ảnh hưởng đến mức sự quyết định và hành động của họ xảy ra đúng như ý muốn của kẻ đang lừa gạt họ mà họ không hề hay biết.

Điều nguy hiểm nhất về sự CG & LG là khi một hoặc nhiều người đang tự CG & LG chính mình và lẫn nhau nhiều và thường xuyên đến mức không còn ai biết đâu là sự thật. Cuối cùng là họ tự trói buộc họ, để rồi họ tự hại chính mình và hại luôn nhau.

Ở mọi thời không và cấp độ sinh hoạt, nhất là hôm nay khi tin liệu bao trùm trái đất, con người vẫn thường thích CG & LG nhau.

Gián Điệp Nhị Trùng

Vua Quang Trung có lần viết trong Hịch: 'Các ngươi đừng giở thói hai lòng, bằng không ta sẽ giết.' Lúc đó, Ngài đang nói về gián điệp nhị trùng.

Gián điệp nhị trùng là vũ khí lợi hại nhất trong chiến tranh, là loại gián điệp "Đồng Sàn Dị Mộng." Họ làm việc, nhận lương bổng của cả hai bên, ăn nằm với cả hai bên nhưng chỉ thực sự trung thành với một bên mà thôi.

Công tác của gián điệp nhị trùng là sự báo cáo sự thật từ những nơi sâu kín nhất của hệ thống tình báo đối phương, với mục tiêu quan trọng nhất là sự suy nghĩ của những người trong hệ thống trung ương, lãnh đạo tối cao của đối thủ. Mọi việc khác thì hệ thống tình báo và phản gián phe bạn phải hổ trợ, lo toan .

Để đối phương tin vào gián điệp nhị trùng mà hệ thống tình báo đã cài vào, bên tấn công phải tìm mọi cách để "Thả Tép Bắt Tôm," tức là làm sao cho gián điệp nhị trùng của mình cuối cùng được trở nên gián điệp mà đối phương tin dùng nhất.

Trọng Thủy là một loại gián điệp nhị trùng. Điều khác biệt là An Dương Vương và Mỵ Châu tự rước giặc vào nhà và nhận giặc làm con, làm chồng.

Gián điệp nhị trùng là loại gián điệp khó bị khám phá nhất, vì họ luôn luôn chỉ bộc lộ những gì có lợi cho bên mà họ đang đối diện.

Xưa kia, nhà Thương thắng nhà Hạ, rồi mấy trăm năm sau đó nhà Chu thắng nhà Thương, yếu tố mấu chốt vẫn là người trong hệ thống gián điệp của đối thủ bỏ bên kia để về với bên này.

Mặc dù vậy, vẫn có loại gián điệp tam trùng, tứ trùng, tức là loại người lúc nào cũng đang phản bội.

Gián điệp nhị trùng "Bất Đắc Kỳ Tử" nên dễ đổi dạ thay lòng. Tôn Tử có nói "Chỉ có bậc Thánh Trí mới dùng dược gián điệp" là vậy.

Loại người hai lòng thường có những đặc tính như sau:

1. Ham thích tiền của và danh vọng

2. Tự cao tự đại

3. Ỷ lại khoe khoang

4. Hơn thua ganh tị

Trung Ương Tình Báo

Sức mạnh của một hệ thống tình báo là do sự kết hiệp chặt chẽ và mật thiết giữa địa phương và trung ương. Trung ương lo việc nghiên cứu, địa phương lo việc chiến đấu. Bổn phận của một trung ương tình báo là sự thanh lọc và phân tích tín liệu.

Theo hệ thống tổ chức kim tự tháp thì trung ương ra lệnh và chỉ huy, nhưng theo hệ thống tổ chức Trọng Tâm Mạng Lưới thì trung ương lo việc điều hiệp lòng người và điều hành công việc, sao cho thật hữu hiệu.

Đây là mấu chốt cực kỳ quan trọng. Cũng như trong Truyền Kỳ Phù Đổng, khi Phù Đổng/lòng dân đã trỗi dậy thì trọng tâm của cuộc chiến là Phù Đổng/tiền tuyến, không phải trung ương, nhất là một trung ương tình báo.

Lý do là ở nơi một chiến tuyến đang nóng bỏng, thì sự an nguy của từng chiến sĩ và từng người dân đang yểm trợ cho họ là quan trọng nhất.

Người ở tiền tuyến luôn luôn phải được có quyền năng tự quyết. Ở nơi chiến tuyến, người dân phải lo việc sinh tồn và chiến thắng, còn hệ thống tình báo phải lo chu toàn việc bảo vệ và yểm trợ cho dân.

Trung ương và tiền tuyến phải trở nên như một. Muốn cho bất cứ sự việc gì được thành công một cách mỹ mãn nhất thì phải "Muôn Người Như Một." Hiểu theo truyền thống đấu tranh của Dân Tộc ta thì đó là "Trăm Con Một Bọc," cùng Mẹ là Tiên, cùng Cha là Rồng, sinh ra cùng một lúc, giống nhau như đúc về mọi mặt.

Nếu chúng ta sống, cư xử, làm việc, và sinh hoạt với nhau như vậy, thì tình báo giặc mới không xen kẽ vào được. Phải biết bảo mật cho chiến sĩ và người dân như bảo mật cho chính mình vậy. Sự bảo mật có hai mặt: bảo mật suy tư và bảo mật hành động. Bảo mật suy tư thì không để hiện ra trong lời nói hoặc tinh thần. Bảo mật hành động thì việc gì cũng chỉ có một người biết mà thôi.

Việc gì cũng chỉ có một người trực tiếp liên hệ đến việc chu toàn sứ mệnh mới được biết. Sự bảo mật có liên quan trực tiếp với sự bảo toàn mạng sống của từng người. Vì vậy, trong hoạt động tình báo, mọi người chỉ thấy được sự việc sau khi nó đã xảy ra, thấy rõ ảnh hưởng và hậu quả của nó, chứ không biết được người làm là ai.

Theo người bàng quan thì những sự kiện đó dường như "tự nhiên như vậy," hoặc là "quả báo nhãn tiền." Người Nhật thường gọi các chuyên viên tình báo của họ là Nhẫn Gia (Ninja).

Năm Loại Tình Báo

Có năm loại tình báo:

1. Đo Lường và Ký Hiệu (MASINT): Đo lường một sự hiện hữu hay hoạt động nào cho đến khi chu kỳ tiến trình, tức ký hiệu của nó, hiện ra trong đời sống thường ngày hoặc trong những làn sóng của giòng quang phổ điện từ (electromagnetic spectrum).

Đo lường sức người thì dùng thời gian. Đo lường trí người thì nhìn hành động. Đo lường lòng người thì nhìn hậu quả của việc họ làm. Đo lường chiến lược và chiến thuật hoặc trận đồ của giặc thì dùng không gian. Đo lường người và hoạt động của giặc mà không để cho giặc do lường được mình và việc mình làm là nền tảng của sự bảo mật.

2. Hình Ảnh (IMINT): hình chụp và hình quay trong giòng quang phổ điện từ. Một chuyên viên tình báo cũng phải biết chụp hình và quay phim bằng thần trí của mình.

Phải luyện tập sự nhận xét và báo cáo trung thực, ngắn gọn, chính xác, và rõ ràng về con người và sự kiện cùng với sự ghi chép về thời gian và không gian nhất định.

Bản báo cáo phải trung thực như phim ảnh tự nhiên vậy, không thêu dệt, không thêm bớt.

3. Tín Hiệu (SIGINT): Trong Tín Hiệu có (1) Liên Lạc (COMINT) bình thường hoặc bằng mật khẩu/mật hiệu; và (2) Tin Điện (ELINT), là mật mã trong giòng quang phổ điện từ.

Mục tiêu tối hậu của hoạt động này là sự biết cho thấu hệ thống liên lạc của giặc, nhất là những liên lạc bí mật.

Tình báo tín hiệu cho ta thấy được giặc đang đặt niềm tin vào ai, về việc gì, hoặc họ đang suy nghĩ những gì, đang tính toán, chuẩn bị những sự việc gì và cấu trúc tổ chức của họ ra sao.

Một điều phải cảnh giác là các hệ thống phản gián cũng thường tạo ra những cơ quan và hệ thống liên lạc "bí mật" để lừa gạt tình báo của đối phương.

4. Nguồn Tin Mở (OSINT): bất cứ loại tài liệu nào có thể khai thác được mà không cần đến những hoạt động bí mật. Tám mươi phần trăm (80%) của tín liệu tình báo là từ những nguồn tin mở.

Trong công việc thu tin giữa người và người, cách đặt câu hỏi là một công tác cần sự nghiên cứu để hiểu biết về đối tượng và phương thức hỏi đáp nào có hiệu quả nhất đối với đối tượng đó.

Việc đặt câu hỏi có hai cách: 
(1) chọn người cho đúng và (2) lựa nơi, lựa lời, lựa lúc, lựa phương tiện và phương thức.

Phải chọn người nào biết rõ điều mình muốn biết, chọn cách tiếp cận (luôn luôn phải có lễ phép), lựa lời ra sao, lúc nào, để họ có thể cho mình biết những điều họ biết một cách an toàn cho họ và cho mình.

Trong những môi trường và hoàn cảnh thích hợp cho sự trao đổi, ai giỏi về điều gì thì họ sẽ tự nhiên nói về điều đó. Tình báo viên là người biết "nghe mười hỏi một."

Có một cách thu tin mà tình báo Trung Quốc thường dùng. Họ gọi nó là "Hàng Ngàn Hạt Cát." Hoạt động này tương tự như kiến tha mồi. Ví dụ, muốn biết mười điều từ một người thì có mười người hỏi, và mỗi người dấu câu hỏi của mình trong mười câu nói.

5. Nhân Liệu (HUMINT): tín liệu từ người mà có. Hoạt động này khó khăn và nguy hiểm nhất trong các loại tình báo. Việc cài người vào hàng ngũ hoặc tổ chức của giặc cần có thời gian và những điều kiện cần thiết.

Việc đi tìm người hiền trong hàng ngũ của giặc luôn luôn phải được nghiên cứu tường tận nhất. Tóm lại, có hai loại người, loại người trung tín và loại người phản bội. Lòng trung tín hoặc phản bội là một quyền năng tuyệt đối trong con người, cho nên hai loại người này tự họ muốn sống như vậy, không thể huấn luyện hoặc mua chuộc để cho họ khác đi được.

Người thích sống bằng lòng trung tín thì mình giữ bên trong, chuyên lo việc phản gián. Người giỏi sống bằng sự phản bội thì cho họ hoạt động bên ngoài, ngay giữa lòng địch.

Câu "Dụng nhân như dụng mộc" áp dụng vào tình báo là thích hợp nhất. Cây sống thì vun tưới. Cây khô thì dùng làm nhà, làm chòi, làm củi.

Trong thế giới tư bản, người Anh dùng gián điệp nhị trùng giỏi nhất. Trong thế giới cộng sản, Nga Cộng dùng mật sát giỏi nhất.

Từ thập niên 70 đến nay, theo chính quyền Hoa Kỳ thì Trung Cộng ăn cắp bí mật quốc gia của người Mỹ nhiều nhất, kể cả những họa đồ và phương thức chế tạo những hỏa tiển và bom đạn nguyên tử có sức phá mạnh nhất (1999 Cox Report, U.S. House of Representatives, Select Committee).

Khoảng Trống Tình Báo và Câu Hỏi Tình Báo

Khoảng Trống Tình Báo (intelligence gap) và Câu Hỏi Tình Báo (intelligence question) là hai yếu tố được dùng khi chúng ta muốn khởi sự một hoạt động tình báo.

Khoảng trống tình báo là khoảng trống của sự hiểu của chúng ta về một người hoặc một nhóm người nào, vật gì, việc gì, hoặc hoạt động nào của ai đó.

Câu hỏi tình báo là then chốt giá trị cho kết quả của sự thu thập tin liệu. Một câu hỏi đơn sơ sẽ có một câu trả lời đơn sơ. Ngược lại, một câu hỏi phức tạp sẽ có một câu trả lời phức tạp. Vì vậy, câu hỏi và câu trả lời phản ảnh giá trị của nhau.

Một khi trung ương đã định được khoảng trống trong sự hiểu biết thì câu hỏi phải được đặt ra một cách thật đơn sơ và rõ rệt, để người thu tin biết thật rõ là họ phải làm sao để đạt cho bằng được mục tiêu tin liệu một cách thật chính xác.

Cho nên, công việc nhận định khoảng trống tình báo và sự đặt câu hỏi tình báo đòi hỏi việc nghiên cứu tường tận vì hoạt động tình báo đòi hỏi rất nhiều công phu và nhẫn nại của khối thu tin. Hơn nữa, trong nhân liệu cũng như vật liệu, các nhu liệu tình báo luôn luôn có giới hạn.

Tình Báo Nguyên Nghĩa/Rõ và Tình Báo Không Nguyên Nghĩa/Mờ (Literal and Non-literal)

Tình báo nguyên nghĩa là loại tin liệu có ý nghĩa rõ rệt mà không cần đến sự phân tích của chuyên viên.

Tình báo không nguyên nghĩa thì một người bình thường nhìn vào hoặc lắng nghe thì thấy mù mờ cho nên cần phải có chuyên viên thông dịch hoặc giải thích giùm. Tin liệu nào cũng có mặt trái, mặt phải, và nghĩa đen hoặc nghĩa bóng.

Về mặt thông dịch tình báo, khả năng hiểu biết của thông dịch viên về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, và đặt biệt là cách nhìn của một dân tộc, một quốc gia, một địa phương, một tổ chức, một nhóm người, hay của một người đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thông dịch chính xác hay không chính xác tin liệu.

Sự nghiên cứu về mật mã, mật khẩu, hoặc mật hiệu đòi hỏi một cơ quan tình báo phải có người bên trong khối tình báo của đối phương.

Tình Báo và Thiền học: Một sự Trùng Hợp Ngẫu Nhiên

Có một điều rất lạ là sự trùng hợp giữa khoa học tình báo của phương Tây và thiền học của phương đông. Dường như cái nhìn của phương Tây về sự Khách Quan (objectivity) đồng nghĩa với cái nhìn về sự Giác Ngộ của phương Đông (enlightenment).

Trong khoa học tình báo, muốn có được sự thật, chúng ta cần phải có sự khách quan trong cách nhìn và cách phân tích. Sự khách quan này đòi hỏi chúng ta phải nhận diện mọi giả thuyết mà chúng ta đang có và tỏ bày những giả định đó ra nơi ánh sáng để mọi người cùng nhau nhận định và suy xét, để coi xem những giả thuyết đó đúng sai ra sao. Hơn nữa, sự khách quan cũng đòi hỏi chúng ta phải thấy được cái nhìn riêng biệt của từng đơn vị nhân sinh.

Trong thiền học, bản ngã là nguồn gốc của định kiến và định kiến là nguồn gốc của sự sai lầm. Một người không chịu để ai khác có những nhận định khoa học và khách quan về những định kiến của mình là một con người cố chấp. Sự cố chấp làm cho con người trở nên độc đoán. Người độc đoán khi có quyền lực thì trở nên độc tài. Một dân tộc, một quốc gia, một đảng phái, một tổ chức, một đoàn thể, hay một gia tộc nào cũng vậy.

Dường như khoa học tình báo và thiền học đều muốn đưa loài người vào một cuộc khám phá chung, một hành trình sống động và hiện thực liên tục của con người và xã hội loài người trên trái đất và trong vũ trụ vô cùng tận này.

Tình Báo và Toàn Dân

Trong hành động, phần rồng của một tổ chức, mỗi người chiến sĩ phải biết lấy sinh mạng của mình để làm gốc.

Không phải vì chúng ta sợ chết hay sợ bị giết, mà sợ rằng chúng ta không chu toàn được sứ mệnh, chúng ta không thành công trong việc thắng được giặc, mà thôi.

Làm rồng, khi tịnh thì nằm yên, sâu thẳm trong lòng của biển. Biển là biểu tượng cho sức sống của toàn dân. Có nghĩa là trước nhất chúng ta phải biết sống như một người dân bình thường, sống với những nỗi đau của dân, và sống với những nỗi khổ của dân, cùng chia sẻ những nỗi vui buồn của dân.

Khi người dân bắt đầu chia sẻ cuộc sống của họ cùng Bạn, thì các mối liên hệ cần thiết cho cuộc đấu tranh sẽ bắt đầu.

Khi Phù Đổng bật nói, thì tổ chức phải bắt đầu nghe dân và làm theo ý dân. Đây là phần Động của Rồng. Muốn thắng giặc thì phải biết nghe dân.

Mỗi lần Bạn nghe hoặc thấy hình ảnh của một người dân đang đau, bạn hãy biết đau.

Vì trong tình nghĩa của Một Bọc Trăm Con, của Đồng Bào ruột thịt, đó chính là ông, là bà của Bạn, là cha, là mẹ của bạn, là cô cậu, là dì dượng, là chú thím, là bác của Bạn, là anh, là chị, là em, là cháu, chắt của Bạn.

Yêu Thương là nơi giặc thù Coi Là Hư, Bạn hãy Tranh ở đó.
Chia Sẻ là nơi kẻ ác Không Canh Gác, Bạn hãy Chiếm Giữ nó.

Việc Binh chính là Sự BÊNH VỰC đó, Bạn có biết không?


                                             ************************************************

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét