LƯỢC SỬ TỘC VIỆT

 LƯỢC SỬ 7000 NĂM TỘC VIỆT - NGUYỄN THANH ĐỨC (https://danhgiactau.com):

TỘC VIỆT THỜI HÙNG 3, 1279-1833 tH, 1600-1046 ttl
TỘC VIỆT và NHÀ THƯƠNG
 

1. THỜI HÙNG 3 VÀ NHÀ THƯƠNG

2. VÙNG DƯƠNG TỬ THỜI HÙNG 3A, 1279-1579 tH, 1600-1300 ttl

3. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 3A, 1279-1579 tH, 1600-1300 ttl

4. THỜI HÙNG 3B VÀ NHÀ ÂN, 1579-1833 tH, 1300-1046 ttl

5. VẤN ĐỀ DI VẬT THỜI ÂN

6. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 3B, 1579-1833 tH, 1300-1046 ttl

7. VẤN ĐỀ VIỆT LẠC VÀ ĐỒNG ĐÌNH

8. GHI CHÚ

 

1. THỜI HÙNG 3 VÀ NHÀ THƯƠNG

 1.1           Sách vở Trung Hoa

 Cũng như đối với các Thời trước, ở Thời Hùng 3, sách vở Trung Hoa chỉ chú trọng tới Nhà Thương và đánh lận rằng khi dân vùng Bắc Sông Hoài lập ra Nhà Thương, họ đã thống trị toàn thể thiên hạ.

 Tuy nhiên, theo khảo cứu hiện nay, trong thời kỳ đầu, cương vực Nhà Thương hoàn toàn nằm trong phần đất phía Bắc Sông Hoài, vùng hạ lưu Hoàng Hà.

 Chỉ từ thời Hậu Thương, cũng gọi là Ân, từ 1579 tH, 1300 ttl, đất Nhà Thương mới lấn qua bờ phía Nam sông Hoài.*1

*     *

1.2 Tính cách Lịch sử

 Theo khảo cứu hiện nay, chỉ từ thời Hậu Thương, từ 1579 tH, 1300 ttl, mới được coi là có chứng cứ lịch sử.

 Sách vở Trung Hoa, kể cả khảo cổ hiện nay, thường chỉ chú trọng tới vùng đất được coi là thuộc Nhà Thương ở thời cường thịnh nhất.

 Trung Hoa cũng không phân định rõ ràng ranh giới giữa vùng đất của Nhà Thương với các vùng chung quanh. Tất cả đều được coi như là chư hầu của Nhà Thương.

 Đối với Trung Hoa, dầu trái ngược với lịch sử và thực tế, tất cả quyền hành và tất cả những gì hay tốt, đều thuộc về tộc Hoa, và đều ở vùng Hoàng Hà, sông Vị.

*     *

1.3 Nhà Thương

 a.    Theo sách vở Trung Hoa

 Năm 1279 tH, 1600 ttl, Thành Thang liên kết các bộ lạc ở hạ lưu Hoàng Hà và chiếm giữ vùng đất ở phía Bắc Sông Hoài. Thành Thang đóng đô tại đất Bạc, phía bắc huyện Thương Khâu, Hà Nam ngày nay.

 Nhà Thương kéo dài 554 năm, với 30 đời vua, và được chia thành 2 thời kỳ : Tiền Thương, 1279-1579 tH, 1600-1300 ttl, và Hậu Thương, cũng gọi là Ân, 1579-1833 tH, 1300-1046 ttl.

    

 

b.    Nhà Thương với tộc Hoa

 Trong mấy ngàn năm qua, Trung Hoa luôn đánh lận là Nhà Thương cũng là tiền sử của Trung Hoa, và đã thống trị thiên hạ. Tuy nhiên, mọi sách vở Trung Hoa đều ghi Thành Thang, người sáng lập Nhà Thương, là dân Đông di.

 Như vậy, đối với người Hoa, Nhà Thương chỉ là bọn người ngoại tộc sơ khai lạc hậu ở phía Đông. 

 Đông di là một trong bốn ngoại tộc man di mọi rợ ở quanh Trung Hoa, tứ di. Nhà Thương không dính dấp tới tộc Hoa.

 Thực vậy, Nhà Thương là dân ở phía Đông, còn tộc Hoa lại thành hình từ một số bộ lạc du mục vùng Thiểm Tây khô cằn. [Theo dân Hoa, từ thời Đông Chu, tứ di gồm : bắc Địch, đông Di, tây Nhung, nam Man].

 


*     *


1.4 Dân Việt và Cư Dân

 Thực ra, vào thời Hậu Hạ, trước Nhà Thương 200 năm, người dân Việt Hạ đã từ phương Nam vượt lên vùng Bắc Sông Hoài, và ở vùng đất mà khảo cổ hiện nay coi là đất Nhà Hạ.*2

 Từ đó, dân Việt và các bộ tộc cư dân trong vùng đã cùng nhau phát triển.

 Với kỹ thuật canh tác mới, với nhân số tăng triển nhanh, với nếp sống sung túc hơn, thích hợp hơn...  sau 200 năm, Thành Thang đã có thể tụ tập các bộ tộc trong vùng để cùng nhau thành lập Nhà Thương.

 Đang khi đó, các bộ tộc du mục vùng phía Tây, nay là Thiểm Tây, vẫn còn rời rạc, nhỏ yếu, lạc hậu. Hơn 550 năm sau, bộ tộc Chu mới tụ tập họ lại, lập ra Nhà Chu, và hình thành tộc Hoa.

 

*     *     *     *


2. VÙNG DƯƠNG TỬ THỜI HÙNG 3A, 1279-1579 tH, 1600-1300 ttl

 2.1 Tiếp tục phát triển

 Trong khi Nhà Thương thành hình ở Bắc Sông Hoài, toàn thể vùng đất Tộc Việt phía Nam Sông Hoài vẫn yên lành tiếp tục đà phát triển về mọi mặt, và tiến bộ hơn Nhà Thương. Đất Tộc Việt gồm hai vùng lớn là vùng Đất Nhà Hạ ở 2 bên bờ hạ lưu sông Dương Tử, và vùng Đất Việt Lạc ở Đồng Đình và Việt Thượng.

Tìm hiểu một cách độc lập về các vùng nầy, không chỉ thích đáng với việc khảo cứu trung thực của lịch sử, mà còn đưa tới nhiều khám phá mới lạ.

*     *

2.2 Đất Hạ cường thịnh

 a.    Nước Sở, nước Việt

 Tài liệu về thời Chu, 1833-2623 tH, 1046-256 ttl, ghi nhận sự phát triển liên tục của vùng Việt Hạ, từ thời Hạ, qua thời Thương, tới thời Chu.

 Theo sách vở Trung Hoa, năm 1849 tH, 1030 ttl, thiên tử Nhà Chu cho dòng dõi Nhà Hạ thành lập nước Sở ở Bắc Dương Tử. Chỉ sau thời gian ngắn, Sở trở thành hùng cường nhất, chiếm cứ vùng đất rộng lớn nhất đương thời.

 Cũng theo sách vở Trung Hoa về thời Chu, vùng Chiết Giang, ở Nam Dương Tử, có nước Việt. Năm 2406 tH, 473 ttl, sau khi diệt nước Ngô, nước Việt thần phục thiên tử Nhà Chu và trở thành hùng cường nhất. Thủ đô của nước Việt là Cối Kê. Cối Kê đã là thủ phủ của Đại Vũ, vị sáng lập Nhà Hạ, từ hơn 1500 năm trước.

 [Sở Trang Vương và Việt Câu Tiển là 2 trong Ngũ Bá thời Xuân Thu, 2108-2476 tH, 771-403 ttl].

 Như vậy, nếu loại bỏ sự gán ghép trơ trẻn với thiên tử Nhà Chu, nước Sở ở Bắc Dương Tử và nước Việt ở Nam Dương Tử là những tộc dân liên tục tiếp nối từ Nhà Hạ, qua hơn 1000 năm trước khi Nhà Chu được thành lập.

 Đối với Chu, Sở và Việt đã và đang trỗi vượt hơn Chu về rộng lớn, đông đúc, hùng mạnh, văn minh, văn hóa... và tiếp tục phát triển trên vùng đất của Tổ Tiên Việt Hạ.

 


 

b.    Đồ đồng Dương Tử

 Thời đồ đồng Á Đông khởi phát từ khoảng năm 2000 ttl. Theo khảo cổ hiện nay, vào Thời Hùng 3A, 1279-1579 tH, 1600-1300 ttl, dân Việt vùng Đồng Đình và Dương Tử đã phát triển ngành đúc đỉnh đồng, vạc đồng, và chuông đồng.

 Hoa văn trang trí trên đồ đồng Dương Tử là những phụng long cách điệu. Trên các đỉnh đồng còn có nhiều chữ ghi nhớ lý do đúc đỉnh và việc thờ kính Tổ Tiên. Phụng, long, và thờ kính Tổ Tiên là những đặc điểm của Tộc Việt.

 Hiện nay, các di chỉ Tân Can ở Giang Tây và Bàng Long Thành, ở Vũ Hán, Hồ Bắc, thuộc 2 bên bờ Dương Tử, là những nơi có nhiều đồ đồng được phát hiện nhất. 

  



*     *     *     *


3. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 3A, 1279-1579 tH, 1600-1300 ttl

 3.1 Độc lập và Phát triển

 Trong 300 năm Thời Hùng 3A, 1279-1579 tH, 1600-1300 ttl, vùng đất mênh mông còn lại của Tộc Việt, đặc biệt những vùng Đồng Đình, Việt Thượng, và Sông Hồng của Việt Lạc, không những không bị ảnh hưởng Nhà Thương, mà ngược lại, còn tiếp tục phát triển vượt bực về nhiều phương diện.

*     *

3.2 Trống đồng Việt Lạc

 Nghề đồng của Việt Lạc Sông Hồng cũng phát triển đồng thời với đồ đồng Việt Hạ ở Dương Tử. Tuy nhiên trong khi dân Việt Dương Tử có những vạc, đỉnh, và chuông đồng tinh vi, Việt Lạc Sông Hồng lại xuất sắc trong việc đúc trống đồng.

 Cho đến hiện nay, sau hàng ngàn năm bị Trung Hoa cướp phá, vùng đất Việt Lạc, - nay gồm Việt Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Quí Châu và Hải Nam - vẫn là vùng còn nhiều trống đồng cổ xưa. Bắc Kinh và Thượng Hải có nhiều, vì là trung tâm chính trị và kinh tế thời gần đây.

 Theo Trung Quốc Cổ đại Đồng Cổ Nghiên cứu Hội, năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng cổ ở : Quảng Tây: 560, Quảng Đông: 230 trống, Vân Nam: 160, Quí Châu: 88, Tứ Xuyên: 51, Hồ Nam: 27, Hồ Bắc: 6, Chiết Giang: 6, Sơn Đông: 8, Liêu Ninh: 4, và Thượng Hải: 230, Bắc Kinh: 84 trống.*3

 Ở Việt Nam, cho đến năm 1980, số trống đồng cổ tìm được là 360 trống, trong đó có 140 trống thuộc loại Đông Sơn. Từ đó tới nay, đã phát hiện thêm nhiều trống đồng khác.*4 


 *     *     *     *

 

4. THỜI HÙNG 3B VÀ NHÀ ÂN, 1579-1833 tH, 1300-1046 ttl

 4.1 Nhà Ân

 Năm 1579 tH, 1300 ttl, Bàn Canh lên ngôi, rồi dời đô về An Dương. Vì An Dương thuộc đất Ân, vùng Hà Nam ngày nay, nên còn được gọi là Nhà Ân, hoặc Nhà Hậu Thương.

 Yếu tố du mục trọng vũ lực đã giúp Nhà Thương ngày thêm hùng mạnh, và bắt đầu xâm lấn các vùng Tộc Việt phía Nam Sông Hoài.

 Theo ranh giới Nhà Thương của khảo cổ hiện nay, họ đã chiếm đóng một phần vùng phía Nam sông Hoài.

 Đối với các vùng xa hơn về phương Nam, tuy quân Ân đã thất bại sau những cuộc xâm lăng ngắn ngủi, nhưng đã đủ thời gian để chúng tàn phá và cướp bóc tài sản trong vùng. 

*     *

 4.2 Ân Cao Tôn xâm lăng Việt Lạc - Truyền kỳ Phù Đổng

 a.    Phù Đổng và Ân Cao Tôn

 Theo sách vở Trung Hoa, năm 1661 tH, 1218 ttl, Ân Cao Tôn đã đánh Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ông đóng quân tại đất Kinh, phía tả ngạn Dương Tử, gần Hồ Đồng Đình. Sau 3 năm, Ân Cao Tôn không thắng.*5

 Theo Truyền kỳ Phù Đổng của Việt Lạc, Ân Cao Tôn đã xâm lấn nước ta ba năm và đã bị đánh bại.*6 

 


 b.    Việt Lạc năm 1661 tH, 1218 ttl

 Như vậy, cách đây 3200 năm, dân Việt Lạc đã là một quốc gia vững mạnh ở vùng Đồng Đình.

 Nước nầy đã có tổ chức chặt chẽ, có vua quan, có làng xã, có cúng tế, có lúa gạo, có vải áo, có lũy tre... đã đúc đồ sắt, đã có tinh thần dân tộc cao độ... và, theo sách vở Trung Hoa, đã chiến thắng giặc Ân vào thời kỳ hùng mạnh nhất của chúng.*7

 

*     *     *     *


5. VẤN ĐỀ DI VẬT THỜI ÂN

 5.1 Di Vật tại cố đô An Dương

 a.    Đồ đồng và Chữ Viết

 Hai di sản hiện thực quan trọng của thời xưa là đồ đồng và chữ viết.

 Đồ đồng thời Thương, 1279-1833 tH, 1600-1046 ttl, đã được phát hiện nhiều nhất ở các di chỉ Tân Can, Bàng Long Thành, thuộc 2 bên bờ Sông Dương Tử, ở Trịnh Châu thuộc Hà Nam, và ở cố đô An Dương.*8

 


 Đã phát hiện hàng ngàn đỉnh đồng, vạc đồng tinh xảo... tại cố đô An Dương của Nhà Ân. Ở vùng nầy, hiện nay cũng đã phát hiện hơn một trăm ngàn mảnh xương có khắc chữ. Tổng số chữ trên các mảnh xương nầy lên tới khoảng 5000, trong đó có hơn 3000 chữ đã chuẩn xác, đã có hệ thống.*9

 Tuy nhiên, tại An Dương không có dấu vết giai đoạn sơ khai của kỹ nghệ đúc đồng. An Dương cũng không có dấu vết của chữ viết thời sơ khai. Tất cả đều đột hiện ở An Dương, từ 1579-1833 tH, 1300 - 1046 ttl.

 


 b.    Thành hình Đồ đồng và Chữ viết

 Trên thực tế, thời xưa, kỹ nghệ luyện kim và đúc đồ đồng đã phải mất hàng trăm năm mới có thể tiến từ giai đoạn sơ khai tới giai đoạn tinh vi như đồ đồng Thời Thương.*10

 Về chữ viết, loại chữ phát xuất từ hình vẽ cũng phải mất thời gian dài để từ một vài hình vẽ sơ khai, tới chỗ ghi nhận, biến cải, hoán chuyển, gia giảm hàm ý trừu tượng... Vì vậy, cũng cần nhiều trăm năm để thành hình một hệ thống hơn 3000 chữ chuẩn xác, được mọi người cùng theo.

 c.     Cướp về từ phương Nam

 Hiện tượng báu vật bằng đồng và chữ viết đột hiện ở An Dương nhắc nhớ nhiều vấn đề:

 1. Việc đột nhiên xuất hiện hàng ngàn đồ đồng tinh xảo, và hàng vạn mảnh xương có ghi hơn 3000 chữ chuẩn xác, đã xảy ra cùng lúc với việc Nhà Ân khởi sự xâm lấn và cướp bóc vùng đất Tộc Việt phương Nam. [Ân Cao Tôn đánh Việt Lạc năm 1218 ttl - Truyền kỳ Phù Đổng].*11

 2. Trước Nhà Ân 1500 năm, Tộc Việt đã phát triển đông đúc và trỗi vượt trong nghề trồng lúa nước, nghề đánh cá, và ghe thuyền, ở vùng Đồng Đình và Dương Tử.

 3. Trước Nhà Ân hơn 800 năm, thời Đế Nghiêu, dân Việt Lạc ở Việt Thượng Sông Hồng đã có chữ viết, và đã truyền cho vùng Đồng Đình.*12

 4. Trước Nhà Ân 700 năm, vùng Việt Hạ, Đồng Đình và Sông Hồng đã vào thời kỳ đồ đồng. [Thời kỳ đồ đồng của tộc Việt khởi đầu khoảng năm 879 tH, 2000 ttl].

 5. Trước khi bị Nhà Ân xâm phạm, vùng Dương Tử đã sản xuất nhiều đỉnh và vạc đồng nổi tiếng. Dân Việt đã hãnh diện dùng chữ Việt  với bộ kim .*13

 6. Ngay trong Thời Tiền Thương1279-1579 tH, 1600-1300 ttl, trước khi An Dương trở thành thủ đô, vùng đất Nhà Thương, ở Bắc Sông Hoài, cũng không có dấu vết của kỹ nghệ đồ đồng tinh xảo, cũng không có dấu vết của loại chữ viết sơ khai.

 7. Như thế, cố đô An Dương chỉ là nơi chất chứa chiến lợi phẩm từ phương Nam. Những báu vật đó không chứng tỏ trình độ kỹ thuật, văn minh, văn hóa của vùng đất Hoàng Hà.

 

*     *


5.2 Di Tích Văn Minh, Văn Hóa Việt

 a.    3000 năm Trung Hoa tiếm đoạt

 Những phát hiện ở An Dương là đòn chí tử đánh vào hệ thống tuyên truyền xảo quyệt của Trung Hoa trong suốt 3000 năm qua và hiện nay.

 Kỹ thuật và tuyệt tác đồ đồng mà Trung Hoa đang huyênh hoang, đều là do tiếm đoạt từ Dân Việt.

 Toàn bộ chữ hán hiện nay có nguồn gốc Việt, với hơn 3000 chữ đã chuẩn xác từ hơn 200 năm trước khi tộc Hoa thành hình.

 Cùng với việc kiện toàn hệ thống hơn 3000 chữ viết hoàn chỉnh, Tộc Việt, đặc biệt vùng Việt Lạc Sông Hồng, chắc chắn đã có nhiều tác phẩm văn học và tri thức đáng kể. Chính những tác phẩm nầy cũng đã góp phần hệ thống hóa và phát triển chữ viết. Nhưng tất cả đều bị Trung Hoa tiếm đoạt hoặc hủy hoại.

 b.    Nghiên cứu Tác phẩm Việt

 Việc khảo cứu hàng ngàn chữ Việt nguyên thủy, cùng với việc tìm hiểu và so sánh những tác phẩm cổ xưa, sẽ là nguồn phát hiện dồi dào của nhiều chứng tích lịch sử đích thực của Tộc Việt, về mọi phương diện.*14

 Việc tìm hiểu tuyệt tác đồ đồng, đặc biệt Thạp và Trống Đông Sơn, cũng sẽ là những đóng góp và chứng cứ không thể thiếu cho việc xác định nguồn gốc của những tác phẩm kỹ thuật, mỹ thuật, văn học, lịch sử, văn hóa, và tri thức của thời kỳ trước khi nhóm dân du mục vùng Thiểm Tây thành hình Tộc Hoa.*15

 

*     *


5.3 Thực Trạng các Thủ Đô Trung Hoa

 a.    Do cướp bóc

 Việc thủ đô An Dương, và các thủ đô khác của Trung Hoa, chất chứa nhiều tuyệt tác, không phải là dấu chỉ đương nhiên về tài trí và trình độ của dân địa phương. Đó là do cướp bóc.

 Việc cướp bóc của Trung Hoa không chỉ xảy ra trong các cuộc xâm lăng, mà còn là chính sách thường trực trường kỳ của chế độ triều cống, trong suốt lịch sử Trung Hoa.

 Cống phẩm không chỉ là những sản phẩm quí giá nhất, mà còn là những nhân tài, những thợ lành nghề nhất.*16

 b.    Dấu chứng Văn minh Việt

 Đã không ngừng cướp bóc tài vật quí hiếm, thì lạ gì thủ đô chất chứa nhiều phẩm vật tinh xảo, thượng hạng.

 Đã không ngừng lùng bắt thợ giỏi, cướp bóc tri thức và tài khéo, thì thủ đô cũng phải lập những cơ sở thích đáng cho các kỳ tài xử dụng, thì lạ gì thủ đô có cơ xưởng và chất chứa nhiều tác phẩm tuyệt trần.

 Tuy nhiên, tất cả đều không phải là dấu chứng tài trí của dân thủ đô, càng không phải của người tộc Hoa du mục sơ khai lạc hậu, chỉ trọng bạo lực.

 Trái lại, đó là chứng cứ cho trình độ văn minh tiên tiến của Tộc Việt, và của các dân tộc mà Trung Hoa áp đặt định kiến là man di mọi rợ, cần được họ khai hóa. [Thực ra, ngoài Tộc Việt, các dân tộc chung quanh không có gì đáng kể].

 

*     *     *     *


6. VIỆT LẠC THỜI HÙNG 3B, 1579-1833 tH, 1300-1046 ttl

 6.1 Nền Văn hóa kiện toàn

 Vào Thời Hùng 3B, Việt Lạc đã kiện toàn một nếp sống đem lại thịnh vượng, thanh bình, hạnh phúc đích thực.

 Nền Văn hóa nầy không chỉ phổ biến rộng rãi trong toàn dân, mà còn được lưu truyền qua hàng trăm đời. Tất cả đều được truyền lại qua nếp sống từng ngày, qua thuần phong mỹ tục, qua các định chế, qua tục ngữ ca dao, và nhất là bằng lời truyền dạy, bằng những Truyền kỳ, những truyện tích hàm chứa biểu tượng trong từng câu, từng chữ.

 Nhờ vậy, đồng thời với nếp sống đại chúng, ngày nay chúng ta còn có được Bộ Truyền Kỳ Tộc Việt, gồm tóm toàn bộ những kinh nghiệm Làm Người, những nguyên tắc sống, và tâm huyết của Tổ Tiên.*17

 

*     *


6.2 Thạp và Trống Đông Sơn

 a.    Tuyệt kỹ Việt Lạc

 Vào cuối thời Hùng 3B, trung tâm sản xuất đồ đồng Đông Sơn, ở Thanh Hóa, đã phát minh cách pha chế đồng thau đặc biệt và đúc nhiều thạp và trống đồng tuyệt kỹ.

 Thạp và trống Đông Sơn không chỉ đặc biệt ở hợp chất, ở tiếng vang, mà còn độc đáo ở hình dạng và ở cách trang trí.

 b.    Kho tàng Văn hóa

 Tuyệt diệu hơn nữa, qua hoa văn và hình dạng độc đáo của Thạp và Trống Đông Sơn, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã mã hóa toàn bộ những ý niệm và học thuyết đã khởi phát từ trước thời Đế Nghiêu, cách đây hơn 4200 năm.

 Nhờ đó, sau hơn 3000 năm, ngày nay chúng ta còn có những Thạp và Trống chất chứa những bảo chứng của Học thuyết Việt cổ đại, hoàn thiện trước cả sự thành hình của Tộc Hoa.*18

 c. Chữ Việt Đồ Đồng 

 Ý thức những kỳ diệu trong nghệ thuật đúc đồng, và nhất là ghi nhớ công trình tác tạo và những ký thác tuyệt vời vào Thạp và Trống, Tổ tiên Lạc Hồng đã tạo thêm một chữ ‘Việt’ mới, xứng với tâm huyết và niềm hãnh diện của mình.

 Thay vì dùng chữ Việt  gồm hình ảnh vị Thủ Lãnh  trên Thuyền vượt biển , Tổ Tiên dùng chữ Việt  gồm vị Thủ Lãnh  và chữ Kim .*19

 

 

 


 

*     *

 

6.3 Gia sản Tổ Tiên

 Ngoài ra, ròng rã trong suốt mấy ngàn năm qua, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng, còn để lại biết bao sản nghiệp, di vật, tài liệu và tác phẩm quý giá ở mọi phương diện.

 Tiếc thay, trong thời Trung Hoa xâm lấn và hơn 800 năm Bắc thuộc, tất cả đã bị người Trung Hoa soán đoạt, xuyên tạc, khỏa lấp hoặc hủy hoại.

 Dầu vậy, xuyên qua những soán đoạt, xuyên tạc, và khỏa lấp đó, nhiều di sản của Tổ Tiên vẫn còn kiên trì tồn tại, đang chờ đợi chúng ta khám phá, thu góp, và trân quý.

 

*     *     *     *


7. VẤN ĐỀ VIỆT LẠC VÀ ĐỒNG ĐÌNH

 7.1 Tên Lạc

 a.    Việt Thượng, Rùa Thần, và Sách Lạc

 Sách vở Trung Hoa ghi vào khoảng đầu Thời Hùng, khoảng 2879 ttl, Phục Hy đã được Rùa Thần ở Lạc Hà cho đồ biểu Âm Dương. Nhờ đó, ông tính ra Tám Quẻ tiên thiên*20

 Gần 700 năm sau, năm Đế Nghiêu thứ 5, 688 tH, 2191 ttl, Đế Nghiêu cũng được sứ giả Việt Thượng Sông Hồng dâng Rùa Thần, trên lưng Rùa có chữ viết, có lịch.*21

 Cũng theo sách vở Trung Hoa, Đại Vũ, 809 tH, 2070 ttl, cũng được Rùa Thần cho Sách Lạc.*22

 Thời khai sáng Nhà Chu, 1833 tH, 1046 ttl, Chu Văn Vương cũng học Sách Lạc, viết Kinh Dịch. Con ông là Chu Công Đán lại tiếp sứ giả Việt Thượng, và viết Chu Lễ.*23

 * Như thế,

Theo sách vở Trung Hoa, từ Phục Hy, Đế Nghiêu, Đại Vũ, tới Chu Văn Vương, Chu Công Đán, truyền thuyết về Âm Dương, Kinh Dịch, đều đi chung với Rùa Thần, với đồ biểu, với chữ viết trên lưng Rùa, với Sách Lạc, và với Việt Thượng.

 Hơn nữa, chữ Việt Sách Lạc lại là chứng cứ Tổ Tiên Việt Lạc khôn thiêng đã dùng chính hình ảnh ‘Rùa Thần mang Sách Lạc’ ghi lại danh xưng và dấu ấn của riêng mình.*24

 b.    Dân Lạc

 Như thế, với Rùa Thần từ Việt Thượng Sông Hồng, với đồ biểu trên lưng Rùa Thần có tên là Sách Lạc, với chữ Việt là hình vẽ Rùa Thần mang Sách Lạc , tên của Dân Việt vùng Việt Thượng Sông Hồng là ‘Lạc’.

 Như thế, cho đến hiện nay, toàn thể dân vùng Việt Thượng đang mang tên Việt Sách Lạc , cũng là dân Lạc. 

 * Tên của Dân Việt vùng Việt Thượng là Lạc. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đặc tính Việt, khác với Hoa, thì dùng tên ‘Việt Lạc’.

 

*     *


7.2 Ảnh Hưởng của Dân Lạc

 1.              Với truyền thuyết Phục Hy gặp Rùa Thần, ảnh hưởng của dân Lạc đã xuất hiện ở Đồng Đình từ đầu Thời Hùng.

 Tuy nhiên, hành trạng Phục Hy có nhiều huyền thoại hơn là truyền thuyết. Vì vậy, Phục Hy gặp Rùa Thần có thể là do gán ghép của thời sau.*25

 2.              Việc Đế Nghiêu được Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần, năm 688 tH, 2191 ttl, gần với hiện thực hơn. Điểm hiện thực nhất là đã ghi nhận nguồn gốc Việt Thượng của Rùa Thần, vì đây là nguồn gốc mà truyền thống tiếm đoạt của Trung Hoa không muốn nhắc tới.

 Hơn nữa, ngoài truyền thuyết của Trung Hoa, chính dân Việt Lạc cũng có truyền thuyết đặc biệt nhắc nhớ sự kiện nầy. Dân Việt Lạc đã lấy năm 688 tH, 2191 ttl làm cứ điểm đánh dấu sự trỗi vượt của mình. Thời trước là ‘Việt Nam có 4000 năm văn hiến’, hiện nay là ‘4200 năm văn hiến’.*26

 Như vậy, Tổ Tiên Việt Sông Hồng đã tự xưng là Lạc ít nhất từ thời cách đây 4200 năm.

 Ngoài ra, việc ‘Đế Nghiêu chép lại lịch’ cũng chứng tỏ ở thời điểm nầy, nền Văn minh và Văn hóa Lúa Nước của Dân Lạc Sông Hồng không chỉ trỗi vượt mà còn ảnh hưởng tới vùng Đồng Đình.

 3Truyền thuyết Đại Vũ học Sách Lạc mà biết cách trị thủy và trị dân, không chỉ ghi nhận Dân Lạc Sông Hồng đã tăng triển mau chóng về kỹ thuật và tri thức, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ việc phát triển của vùng Việt Hạ.

 4. Việc Chu Văn Vương và Chu Công Đán học Sách Lạc để viết Kinh Dịch và Chu Lễ, lại một lần nữa xác chứng sự tăng triển liên tục và ảnh hưởng của Dân Lạc Sông Hồng trên toàn thể Tộc Việt và trên toàn bộ cơ cấu tổ chức, học thuật, và xã hội của nhóm bộ tộc du mục vừa thành lập Nhà Chu ở vùng thung lũng Sông Vị.

 5Như thế, từ hơn 4200 năm qua, học thuật và văn hóa của Dân Lạc Sông Hồng đã trỗi vượt và ảnh hưởng tới toàn bộ lịch sử vùng Á Đông.*27

 

*     *


7.3 Dân Lạc và vùng Đồng Đình

 a.    Thời Đế Nghiêu

 Văn minh và văn hóa của Dân Lạc Sông Hồng đã ảnh hưởng tới vùng Đồng Đình từ đời Đế Nghiêu, 688 tH, 2191 ttl.

 Tuy nhiên, từ đó tới thời Ân Cao Tôn, chưa thấy chứng cứ lúc nào vùng Đồng Đình được kể là đất Lạc.

 Lý do thiếu vắng truyền thuyết của thời kỳ nầy, là vì sau khi hùng mạnh, tộc Hoa đã tiếm nhận tất cả quá khứ của Tộc Việt, đã biến đổi và chuyển dời tất cả lên vùng Hoàng Hà.

 b.    Thời Ân Cao Tôn

 Sở dĩ chúng ta có di chứng thời Ân Cao Tôn, là vì Nhà Ân ở vùng Bắc Sông Hoài, và được sách vở Trung Hoa thời sau ghi nhận như là lịch sử của họ.

 Theo sách vở Trung Hoa, năm 1661 tH, 1218 ttl, Ân Cao Tôn đem quân đánh chiếm vùng Đồng Đình gần sông Dương Tử. Sau 3 năm, thất bại.*28

 Đang khi đó, Việt Lạc cũng có Truyền Kỳ Phù Đổng với mọi chi tiết của việc Ân Cao Tôn xâm lấn và bị tướng Phù Đổng đánh bại.*29

 Như thế, ngoài những chi tiết khác, điều đáng ghi nhận là vào thời kỳ đó, vùng Đồng Đình đã là đất của Việt Lạc.

 Sự kiện nầy còn được xác chứng bởi những biến cố ở các thời sau.

 c.     Thời Tần - Triệu Đà

 Năm 2665 tH, 214 ttl, Nhà Tần khởi sự xâm lăng vùng đất Việt Lạc ở Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Nhưng thất bại.*30

 Năm 2872 tH, 207 ttl, tướng Triệu Đà chiếm phần đất nay là Quảng Tây Quảng Đông, và tiếp tục đánh Hồ Nam, vùng Đồng Đình của Việt Lạc.

 d.    Thời Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam

 Năm 2919 tH, 40 dl, trong mấy tháng, quân khởi nghĩa do Đức Trưng Trắc lãnh đạo, đã chiếm lại 65 thành.

 Tuy nhiên, trong suốt 2000 năm qua, sách vở Trung Hoa đã giảm thiểu và xuyên tạc chiến công hiển hách nầy.

 Hiện nay đã có khảo cứu về địa bàn hoạt động của quân khởi nghĩa đương thời. Việc khảo cứu căn cứ trên những dấu vết lịch sử, tại hiện trường, và đặc biệt qua nhiều đền thờ, thần tích của các Vị Anh Hùng ở vùng đất đã xảy ra chiến trận.

 Kết quả xác chứng nghĩa quân Việt Lạc đã chiếm lại toàn thể đất Việt Lạc, gồm cả vùng Lĩnh Nam và vùng Đồng Đình.*31

 e.     Truyện Hồng Bàng

 Năm 3414 tH, 535 dl, vị quan Trung Hoa là Lịch Đạo Nguyên đã viết Truyện Hồng Bàng trong quyển Thủy Kinh Chú.

 Dầu nhiều chi tiết đã bị sửa đổi do mưu đồ đồng hóa dân Việt vào tộc Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng đã ghi nhận bờ cõi của Hùng vương, Việt Lạc, ‘Đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, Bắc đến Hồ Đồng Đình, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (Chiêm Thành)’.*32

 Như vậy, dầu vùng Đồng Đình đã bị Nhà Hán tách ra khỏi phần đất Việt Lạc, hơn 600 năm sau, không chỉ người Tộc Việt, mà cả quan lại Trung Hoa cũng còn ghi nhận ‘Bắc đến Hồ Đồng Đình’ là đất Việt Lạc.

 

*     *     *     *


8. GHI CHÚ:

 ** - 106 : Ký số của Bài trong danhgiactau.com.

*1 - Niên đại đều ghi theo Hạ Thương Chu niên biểu, do Hạ Thương Chu Đoạn Đại Công Trình, 2000. Đọc www / wikipedia.

*2 - Đọc 105. Tộc Việt Thời Hùng 2, 809-1279 tH, 2070-1600 ttl, phần 5.

*3 - Theo Trung Quốc Cổ Đại Đồng Cổ, do Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Bắc Kinh, Wenwu Press, 1988. - Bắc Kinh và Thượng Hải có nhiều, vì là trung tâm chính trị và kinh tế thời gần đây. - Đọc 122. Thạp Đồng và Trống Đồng Việt Nam, đoạn 3.2 và 3.3.

Sách Trung Hoa ghi : Mã Viện gom góp và phá hủy nhiều trống đồng của Lĩnh Nam, để đúc ngựa đồng và cột đồng. Sau Mã Viện là Khổng Minh, Lan Khâm, Âu Dương Ngỗi, Lưu Hiểu... đều nổi tiếng vì đã cướp nhiều trống đồng của Việt Lạc.

*4 - Bronze Drums in Vietnam, do Nguyễn Duy Hinh, The Vietnam Forum 9, 1987, tr 4-5. - Đọc thêm Dong Son Drums in Vietnam, do Phạm Huy Thông, nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1990, tr 275, 282.

*5 - Theo Trúc Thư Kỷ Niên, Ân Cao Tôn ‘Tam thập nhị niên, phạt Quỷ Phương, thứ vu Kinh’ : năm 32, đánh Quỷ Phương, đóng quân tại đất Kinh. - Theo Hạ Thương Chu niên biểu, năm Ân Cao Tôn 32 là 1218 ttl.

*6 - Đọc 210. Công Cuộc Cứu Nước Cứu Dân - Truyền Kỳ Phù Đổng, phần 2, và đoạn 4.1.

*7 - Các địa danh ở Bắc Phần Việt Nam không nhất thiết phải là những chứng tích địa điểm của lịch sử. Bất cứ đi đâu, dân Việt cũng luôn có bên mình ấn tích của Tổ Tiên.

Với cuộc di cư 1954 từ Bắc vào Nam, và từ năm 1975 tỏa khắp thế giới, dân Việt không những đã đem theo địa danh, ấn tích lịch sử, văn hóa, mà cả cỏ cây rau trái.

*8 - Đọc www. wikipedia / tên các Di chỉ. [Tiếng Anh đầy đủ hơn].

*9 - Qiu Xigui, Chinese writing [Wenzi-xue-gaiyao], Society for the Study of Early China, Univ. of California, Berkeley, 2000, tt 49-50.

*10 - Ở nhiều nơi trên thế giới, kỹ nghệ đồ đồng đã không hề tới được giai đoạn tinh vi nầy.

*11 - Đọc 210. Công Cuộc Cứu Nước Cứu Dân - Truyền Kỳ Phù Đổng, đoạn 4.2.

*12 - Đọc 104. Tộc Việt Thời Hùng 1, 1-809 tH, 2879-2070 ttl, đoạn 5.4.

*13 - Về chữ Việt , đọc thêm 123. Chữ và Văn Hóa Việt Nam trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, đoạn 2.4.

*14 - Đặc biệt dấu vết trong những tác phẩm có trước Khổng Tử (một số đã ‘được’ Khổng tử ‘san định’), như Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ... - Đọc 108. Việt và Hoa Thời Hùng 4B và 4C, 2108-2699 tH, 771-180 ttl, đoạn 2.4.

*15 - Đọc các bài về Nguồn Gốc Việt Nam của các Học thuyết, các bài 121 tt.

*16 - Thời Tam Quốc, hàng ngàn thợ khéo Việt Lạc bị đưa đi xây dựng thủ đô Kiến Nghiệp, Nam Kinh ngày nay.

*17 - Đọc Tinh hoa Văn Hóa Việt, chín Truyền Kỳ, các bài 201 tt.

*18 - Về Thạp và Trống, đọc 122. Thạp Đồng và Trống Đồng Việt Nam, phần 1.

*19 - Về chi tiết hình vẽ và các nét của chữ Việt , đọc thêm 123. Chữ và Văn Hóa Việt Nam trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, đoạn 2.3.

*20 - Nên gọi là Hà Đồ. Một số sách giải thích Hà Đồ là do long mã từ Hoàng Hà. Hà Đồ chỉ là Sách Lạc biến dạng. - Thực ra, cũng chỉ là Truyền thuyết Rùa Thần Việt Thượng. Sông Lạc là để tránh né nguồn phát xuất từ Dân Lạc. Long Mã để né tránh Rùa Thần.

*21 - Đọc 104. Tộc Việt Thời Hùng 1, 1-809 tH, 2879-2070 ttl, đoạn 5.4.

*22 - Đọc 105. Tộc Việt Thời Hùng 2, 809-1279 tH, 2070-1600 ttl, đoạn 3.3.

*23 - Đọc 107. Việt và Hoa Thời Hùng 4A, 1833-2108 tH, 1046-771 ttl, phần 5.

*24 - Đọc 104. Tộc Việt Thời Hùng 1, 1-809 tH, 2879-2070 ttl, mục 5.4e.

*25 - Các bản văn về Phục Hy được sáng tác sớm nhất cũng sau Phục Hy hơn 2000 năm.

*26 - 2191 ttl + 2013 dl = 4204 năm.

*27 - Qua Thạp và Trống đồng Đông Sơn, nhiều ý niệm và học thuyết như Âm Dương, Ngũ Hành, Tiên Rồng, Đạo Đức... cũng có nguồn gốc Việt Lạc Sông Hồng.

*28 - Theo Trúc Thư Kỷ Niên.

*29 - Đọc 210. Công Cuộc Cứu Nước Cứu Dân - Truyền Kỳ Phù Đổng, đoạn 4.2.

*30 - Đọc 108. Việt và Hoa Thời Hùng 4B và 4C, 2108-2699 tH, 771-180 ttl, đoạn 3.3.

*31 - Đọc 144. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, 2909-2922 tH, 30-43 dl, đoạn 5.3, và bản đồ.

 

Nguyễn Thanh Đức 2013

 


SÁCH NÀY HIỆN ĐÃ ĐƯỢC XUẤT BẢN BỞI TÁC GIẢ NGUYỄN THANH ĐỨC, TẢI FILE PDF Ở ĐÂY >>>:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét