Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

TẾT LỄ VĂN HÓA VIỆT - Cầu Dân An Nước Thịnh

TẾT LỄ VĂN HÓA VIỆT

Cầu Dân An Nước Thịnh

- Ngày 9 tháng 9 LỊCH VIỆT -

 

8.1 Ngày Hoàn Hảo, 9/9.

Số 9 là số tốt đẹp, tròn đầy của Tộc Việt. Thời trước, dân ta tính theo bội số của số 9.

Số 9 cũng là con số Sách Lạc của học thuyết Lạc Hồng, mà cũng là nguồn gốc của các học thuyết phương Đông.

Vì vậy, ngày hai số 9, 9/9, được coi là ngày hoàn hảo, tốt đẹp nhất, ngày phát huy Học thuyết Sách Lạc.*35

*     *

8.2 Đại Lễ Cầu Mưa.

Vì là tộc dân sống nhờ nông nghiệp lúa nước, nên đối với Dân Việt, mưa chính là cơm áo, là ăn no mặc ấm, là sung túc, đầy đủ.

Do đó, vào Ngày Tốt Đẹp Nhất trong năm, ngày hai số 9, Tổ Tiên đã dùng để Tế Lễ Cầu Mưa.

Bài khấn Cầu Mưa cũng được lưu truyền :

    ‘Lạy trời mưa xuống,

    Lấy nước tôi uống,

    Lấy ruộng tôi cày,

    Lấy bát cơm đầy,

    Lấy khúc cá to’.

Trọn Cuộc sống Con người đều trông cậy vào Mưa.

          ‘Ngày chín tháng chín trời mưa,

    Mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng.

         Ngày chín tháng chín không mưa,

    Mẹ con bán cả cày bừa mà ăn’. (Ca dao) 

Cầu Mưa, và tin tưởng vào sự linh ứng của lời cầu, nên Lễ Tế thường được tổ chức ở chỗ cao, cho khỏi bị ngập.

Ngoài ra, theo đúng đặc tính Tiên và Rồng sóng đôi của Văn hóa Việt, vì Rồng chủ việc mưa gió và Tiên ở núi, nên khi cầu Rồng làm mưa thì cũng lên nơi cao, lên núi, với Tiên.

*     *

8.3 Số 9 Sách Lạc.

Sách Lạc là sách của Việt Lạc. Việt Lạc đã dùng hình ảnh Rùa Thần mang Sách Lạc để viết chữ ‘Việt’ 粵.

Qua nội dung các truyền thuyết Việt Thượng tặng Rùa  có ghi Lịch cho Đế Nghiêu, Đại Vũ học hình Sách Lạc, 9 nhóm chấm từ 1 tới 9, trên lưng Rùa, và Chu Văn Vương học Sách Lạc để viết Kinh Dịch... Sách Lạc đã tóm kết nền tảng Nếp sống và nền Văn Hóa Việt, và loan truyền đến các vùng phương Bắc. Sách Lạc đã đem khôn ngoan, thanh bình, thịnh vượng, hạnh phúc cho con người...

Sách Lạc được ghi nhớ bằng câu : ‘Dân Việt có 4200 năm Văn hiến’.*36

*    *

8.4 Số 9 với Vua Hùng và Thời Hùng.

a. 18 Vua Hùng.

Các Vua Hùng đã được biểu tượng hóa với Con Số cao quý là ‘Mười Tám Vị’. Số 18 là 2 lần 9. Số 9 là số đặc thù, trọn vẹn và cao quý nhất của Tộc Việt. Như vậy, ‘Mười Tám Vua Hùng’ là những Vị cao quý tột bực, và được kính trọng tột bực, được thờ kính, của Truyền thống Việt.

Với ‘Vua Hùng’ đã trở thành biểu tượng, với số 9 là con số tuyệt hảo của Dân Việt, và theo đúng truyền thống Mẹ Tiên Cha Rồng 50/50 siêu việt, ta thờ kính 9 Vua Hùng Bà và 9 Vua Hùng Ông.*37

b. Năm Khởi đầu Thời Hùng.

Không biết do đâu Việt Nam Sử Ký Toàn Thư, do cụ Ngô Sĩ Liên hoàn thành năm1479 dl, lại ghi : Thời Hùng khởi đầu năm Nhâm Tuất 2879 ttl.

Tuy nhiên, tính theo can chi của thời trước, 1 là can Giáp thì 9 là can Nhâm, và ‘tháng Giêng là tháng  Dần’ thì tháng ̣9 lại là tháng chi Tuất.

Như vậy, ngày 9 tháng 9 là ngày can Nhâm, tháng chi Tuất, và còn để ghi nhớ Năm Nhâm Tuất, năm Khởi đầu Thời Hùng.*38

Năm Khởi đầu Thời Hùng chính là năm đánh dấu Giai đoạn phát triển mạnh của Việt Lạc, giai đoạn Việt Lạc trở thành một Tộc Dân văn minh, văn hóa, hùng mạnh, năm Việt Lạc bước vào Lịch sử của Nhân loại... Năm nầy, hiện nay, luôn được nhắc nhớ bằng câu “Dân Việt có 5000 Năm Lịch sử’.*39

*     *

8.4 Tết Lễ Văn Hóa và Lịch Sử Việt, Cầu cho Dân an Nước thịnh.

Như vậy, Ngày 2 số 9, 9/9, là Ngày Cầu Mưa, mà cũng là Tết Lễ Phát huy Văn hóa Sách Lạc, và là Tết Lễ Kỷ niệm Năm Khởi Đầu Thời Hùng.

Ngày 9 tháng 9 không chỉ là ngày Hoàn Hảo, ngày Cầu Mưa cho hiện tại, mà còn là Ngày Dân Việt sống với Lịch sử, với Truyền thống, với nền Văn minh, Văn Hóa, và với Niềm Hãnh diện của Dân Tộc.

Như vậy, ngày 9/9 cũng là ngày Mừng và Cầu cho Dân an Nước thịnh, cho mọi người Dân và Đất Nước có cuộc sống ngày càng phát triển, an vui, hạnh phúc.

Gọi chung là Ngày Tết Lễ Văn Hóa Việt.*40

*     *

8.5 Hoa xuyên tạc.

Giới thống trị Hoa gán nguồn gốc Tết Lễ nầy, Ngày Mừng Mưa, cho việc vua Kiệt dâm bạo tàn ác nên trời gây nạn lụt. Rồi vì quá sợ, năm nào tới ngày đó, dân cũng lên núi để tránh. Sau hóa ra ngày Tết (!).

Theo sách vở Trung Hoa, vua Kiệt ở vùng Hoàng Hà. Nhưng dân vùng Hoàng Hà không có ngày Tết nầy. Đang khi đó Dân Việt ở phía nam sông Dương Tử, cách xa vua Kiệt hàng ngàn cây số, và không chịu ảnh hưởng của vua Kiệt, thì lại quá lo sợ đến nổi mỗi năm phải tổ chức Tết để ăn mừng (!).

Còn gán ghép nào lộ liễu và lố bịch hơn ?

*     *     *     *

Ghi chú

** Trích 322. Tám Tết Lễ Việt, phần 8.

*35 - Chỉ từ thời Hán, sau năm 206 ttl, hoàng tộc Trung Hoa mới giành số 9 làm con số đặc trưng cho hoàng tộc.

*36 - Về Sách Lạc, đọc 125. Bốn Chữ Việt Linh Thiêng đoạn 2.2.

*37 - Đọc 123. 18 Vua Hùng : 9 Vua Hùng Bà - 9 Vua Hùng Ông, phần 4.

*38 - Thời Hùng đã khởi đầu cách đây hơn 4800 năm. Bình thường, khó có thể có việc truyền miệng đích xác Năm Khởi đầu Thời Hùng. Tuy nhiên, các Vị thời sau có thể căn cứ trên niềm tin ‘số 9 là số hoàn hảo nhất’ mà định đó là Năm hai số 9, Nhâm Tuất.

*39 - Đọc 125. Bốn Chữ Việt Linh Thiêng, đoạn 3.3.

*40 - Việt và Hoa với các Con Số :

a. Việt số 9, Hoa số 8.

Ở đây đã nói về Số ‘9’, con số tròn đầy cao quý của Tộc Việt, về Ngày 9 tháng 9, về số 9 Sách Lạc, số 9 với các Vua Hùng và Thời Hùng... của Dân Việt.

Chỉ từ thời Hán, sau năm 206 ttl, nhận ra tính cách cao quý của Số ‘9’ Tộc Việt, hoàng tộc Trung Hoa mới giành làm con số đặc trưng cho hoàng tộc.

- Trong khi đó, cho đến hiện nay, con số tốt đẹp nhất của người Hoa vẫn là số ‘8’, con số làm ra tiền, bát, bạc, $ (!).

b. Số 4.

Văn hóa Việt căn cứ trên Cuộc Sống Thực Tại mà nhận ra Nền tảng của nhận thức về con người là : ‘Con người có 4 Sức Sống’.

Theo đó, Cuộc sống Con người là bộc lộ và tăng trưởng 4 Sức Sống. Vì vậy, mọi Nguyên Tắc Sống đều căn cứ trên việc kiện toàn 4 Sức Sống ở những phương diện và hoàn cảnh của cuộc sống. Cũng do đó, mọi Nguyên tắc Nền tảng đều có 4 phần, theo 4 Sức Sống.

Như vậy, số 4 là con số nền tảng và thông dụng nhất của Cuộc sống của Con người.

- Đang khi đó, người Hoa sợ và tránh số 4, vì Tứ, 4, và Tử, chết, được họ phát âm giống nhau.

c. Số 3.

Số 3 có một ‘vị thế bất thường’ trong ngôn ngữ Việt. Khác với mọi con số khác, số 3 có tới hơn 20 từ ngữ : 3 đá, 3 hoa, 3 chớp, 3 nhoáng, 3 bị, 3 gai, 3 bớp, 3 láp, 3 kẹo, 3 lăng nhăng, 3 lém. 3 lơn, 3 phải, 3 ngoe (xỏ lá), 3 rọi, 3 sớn, 3 sác, 3 tàu, 3 toác, 3 trợn, 3 trạo, 3 vạ, 3 xạo, 3 xồn, 3 xu... Tất cả những cái ‘3’ đó đều nói lên tính khí bất thường, khoác lác, xảo trá, bướng bỉnh, tồi tàn... Ngôn ngữ bộc lộ ý nghĩ của con người.

- Đang khi đó, số 3 quan trọng trong tư tưởng Hoa, đặc biệt với thuyết Tam tài, vái 3 vái, 3 hồi trống...

 

** Mời đọc thêm 322. Tám Tết Lễ Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét