Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

BỐN SỨC SỐNG CON NGƯỜI QUA BỘ TRUYỀN KỲ VÀ BỐN HỌC THUYẾT VIỆT NAM

1. DẪN NHẬP

2. SỨC SỐNG THÂN LỰC THỰC TẠI

3. SỨC SỐNG TRÍ TÀI TINH BIẾN

4. SỨC SỐNG TÂM TÌNH THÔNG HIẾN

5. SỨC SỐNG TUỆ LINH VĨNH HIỆP

6. KINH NGHIỆM SỐNG 4 SỨC SỐNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN NỀN TẢNG

7. THỂ HIỆN 4 SỨC SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI : 4 NGÀNH PHÂN LẬP

8. BIỂU ĐỒ 4 SỨC SỐNG CON NGƯỜI

9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

10. GHI CHÚ

 

1. DẪN NHẬP

Trong cuộc sống luôn biến chuyển, Con Người bộc lộ chính mình dưới nhiều dạng thức và biến hóa như vô cùng.

Tuy nhiên, những đặc tính nền tảng của Con Người lại đồng nhất. Hễ đâu có cuộc sống đích thực là Người, thì ở đó con người luôn bộc lộ một số đặc tính không đổi.

Theo Bộ Truyền Kỳ Việt, các đặc tính đó có thể qui thành bốn nhóm chính, thể hiện Bốn Sức Sống của Con Người.

Mỗi Sức Sống tự biểu lộ khác nhau qua các Tương Quan và các Sinh Hoạt.

Mỗi Sức Sống cũng có Phương cách Nhận thức đặc biệt của riêng mình.

*     *     *     *

2. SỨC SỐNG THÂN LỰC THỰC TẠI

2.1 Hiển Nhiên

Sức Sống đầu tiên, có thể được nhận biết dễ dàng nhất, là Sức sống Thân Lực Thực Tại. Tất cả các Truyền kỳ đều đề cập tới thân thể, hoặc phần vật chất, của cải, môi trường, hay những trạng huống thực tại ngoài con người.

Sức sống nầy đã hiển nhiên đối với mọi người.

Tuy nhiên, trong nhiều học thuyết, cũng như nơi nhiều Lề Lối Sống, Sức sống nầy hoặc đã được độc tôn, hoặc trái lại, bị khinh rẻchối bỏ, và do đó, gây tai hại cho con người.

Vì vậy, nhận diện Sức sống Thân Lực Thực Tại cũng góp phần minh định tính cách đích xác và toàn vẹn của Văn hóa Việt.

*     *

2.2 Qua các Truyền Kỳ

a. Qua các Truyền kỳ về Tương Quan: Thân lực

Truyền kỳ Trầu Cau có Chị Trầu lẫn lộn hình dáng người Em với người Anh, và thân xác người Em hóa thành tảng đá vôi.*1

Truyền kỳ Chử Đồng có Tiên Dung và Chử Đồng trần truồng, gặp nhau.*2

Ở Truyền kỳ Vọng Phu, thể xác nàng Vọng Phu và đứa con hóa thành núi.*3

Truyền kỳ Trương Chi có Mỵ Nương nhan sắc và trái tim Trương Chi thành ngọc.*4

Truyền kỳ Mỵ Châu có Mỵ Châu bị chém đầu, và có giọt máu hóa ngọc.*5

* Tất cả đều nhắc nhớ phần Thân Thể của con người. Nhưng mỗi Truyền kỳ lại nhắc nhớ một khía cạnh của Thân thể : từ hình dáng, nhan sắc, trần truồng, thể xác, tới tim, máu, đầu...

Đây chính là phần Sức sống Thân Lực của con người.

b. Qua các Truyền kỳ về Sinh Hoạt: vật thể

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, Tiên Dung đem của cải mở phố xá, phát triển đời sống vật chất, giúp thăng tiến cuộc sống con người.

Ở Truyền kỳ Tiết Liêu, của cải đó chính là lễ vật dâng cúng Tổ Tiên, là gạo để làm bánh mà tăng triển cuộc sống ấm no của toàn dân.*6

Ở Truyền kỳ An Tiêm, khi có hột dưa, sức sống tươi mát bùng lên nơi đảo hoang khô cằn.*7

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, đó là thành ốc, chiếc nỏ, là chiếc áo, là mảnh đất quê hương...

Truyền kỳ Phù Đổng có gạo, vải, ngựa và roi sắt, tre, là những phương tiện để sức mạnh dân tộc vùng lên đuổi giặc, cứu lại quê hương đất nước.*8

* Các Truyền kỳ về Sinh Hoạt chú ý tới các Vật Thể ngoài con người, cũng ở nhiều phương diện khác nhau : từ mảnh đất Quê Hương, phố xá, làng thôn, tới gạo ăn, áo mặc, cây trái, thú vật, đất đá, vật dụng, phương tiện... Tất cả đều là tương quan giữa con người với vật thể bên ngoài con người.

*     *

2.3 Ở phần nhận định : Thực trạng

a. Qua các Truyền kỳ về Tương Quan: Con người hiện thực

Các Truyền kỳ về Tương Quan là những Truyền kỳ bộc lộ chính cá thể mình cho người khác.

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, hai anh em ‘Giống nhau như đúc’.

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, dầu Tiên Tiên Dung bỏ đất xuống thuyền và Rồng Chử Đồng bỏ nước lên sống trên bờ, thì khi sắp gặp nhau, Tiên lại bỏ thuyền lên bờ, và Rồng moi cát xuống nước. Mỗi người ‘Nhận thực chính mình’, nguyên vẹn là mình, không bị tha hóa.

Ở Truyền kỳ Vọng Phu, hai vợ chồng có chung đứa con, và ‘Chung nhau cuộc sống’, dầu người chồng phải ra đi vì việc nước.

Ở Truyền kỳ Trương Chi, Mỵ Nương và Trương Chi tự đóng khung trong cuộc sống riêng, không ‘Tìm nhau tận tình’, nên tương quan không thành.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, tương quan giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy trở thành tai hại, chỉ vì Mỵ Châu không thấy ‘con người thực’ của tên giặc Trọng Thủy.

* Tất cả đều căn cứ trên Thực trạng của chính Con người Hiện thực.

b. Qua các Truyền kỳ về Sinh Hoạt: Thực trạng

Ở Truyền kỳ Tiết Liêu, để Sinh hoạt được hoàn hảo, trước tiên phải nhận biết ‘Thân phận thừa hành’ của mình.

Ở Truyền kỳ An Tiêm, An Tiêm cố công gắng sức khai khẩn đảo hoang, biến đảo khô cằn thành đất sống, ‘Khai khởi việc chung’.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, An Dương lìa xa thực trạng, sống trong ‘Ảo tưởng thần thánh’, nên làm mất nước.

Ở Truyền kỳ Phù Đổng, vua Hùng ‘Nhận chân thực trạng’ nước mất nhà tan, nên đã có thể khởi đầu việc cứu nước.

* Tất cả đều đặt nền tảng trên Thực trạng của Cuộc sống Con người, và ứng dụng thành các tiêu chuẩn về Phẩm cách của người hành động.

*     *

2.4 Sức Sống Thân Lực Thực Tại

Như vậy, những Truyền kỳ về Tương quan xác định phần quan trọng của Thân thể (Thân) và sức lực (Lực) của con người. Các Truyền kỳ Sinh hoạt xác định Thực trạng (Thực) liên hệ của con người với mọi vật thể, với mọi thực tại (Tại) ngoài con người.

Đây là Sức sống Thân Lực Thực Tại của con người.

Con người chỉ có thể có cuộc sống trọn vẹn, nếu thực sự bộc lộ và thể hiện Sức sống qua chính thân thể mình, đồng thời chấp nhận sự hiện hữu và ảnh hưởng của thế giới vật chất, của những trạng huống thực tại.

Không có Sức sống Thân Lực Thực Tại này, không còn là con người sống.

Tuy nhiên, giảm thiểu hoặc đặc tôn Sức sống này, cũng đều làm cho cuộc sống con người thành khiếm khuyết.*9

*     *

2.5 Sức sống Thân Lực Thực Tại trong Cuộc sống Con người  

a. Nhận thức của Sức sống Thân Lực Thực Tại: Thân Thức

Con người nhận thức, tiếp xúc, nhận ảnh hưởng và ảnh hưởng trên vạn vật chung quanh qua chính các Cơ quan của Thân thể mình.

Thông thường, những cơ quan tiếp xúc nầy được gọi là 5 Giác quan : Mắt thấy, Tai nghe, Mũi ngửi, Lưỡi nếm, Da chạm. Mỗi cơ quan có một cách nhận thức riêng, nhưng tất cả đều được chuyển về bộ não để tiếp nhận, gạn lọc, điều chỉnh và chỉ huy.

Để bảo tồn và tăng trưởng Sức sống Thân Lực, Con người chịu ảnh hưởng và vận dụng của Khí thở, Thức ăn, Thức uống, Nhà ở, và Môi trường. Năm thành tố tác động này được tổng quát hóa thành 5 Hành, tức là cách thức ngoại vật hành động, ảnh hưởng trên cuộc sống con người. Nói cách khác, đây là 5 cách thức Con người tương tác với ngoại vật.

Năm hành gồm: Hỏa, khí thở, - Thủy, thức uống, - Mộc, thức ăn, - Kim, nhà ở, - Thổ, môi trường. Thổ là nơi sinh sống, là môi trường thực tế, là hiện trường tổng hợp thành phần hiện diện của các Hành trên.

- Khả năng, biểu lộ, và phương cách nhận thức của Sức Sống Thân Lực, được gọi là Thân Thức.

b. Kết tinh Nhận thức của Sức sống Thân Lực Thực Tại: Học thuyết ĐẤT TRỜI NĂM HÀNH

Từ hơn 3000 năm trước, Tổ Tiên Việt Nam đã thấu triệt những nhận thức thực tại về ảnh hưởng thiết yếu của Ngoại vật trên Cuộc sống Con người. Các Ngài đã hệ thống hóa những nhận thức đó thành Học thuyết Đất Trời Năm Hành. Học thuyết nầy cũng đã được Tổ Tiên lưu truyền bằng cách mả hóa và đúc chạm trên Thạp đồng Đào Thịnh và Trống đồng Ngọc Lũ.

Trên Thạp đồng Đào Thịnh và Trống đồng Ngọc Lũ, Học thuyết Đất Trời Năm Hành của Sức sống Thân Lực nầy không chỉ được mả hóa đơn độc, mà còn tương quan tới các Học thuyết của các Sức Sống khác.*10

c. Sức sống Thân Lực: 5 Hành với Âm Dương

Năm ảnh hưởng của ngoại vật trên Cuộc sống Con người không chỉ trở thành Học thuyết Đất Trời Năm Hành mà Năm Hành nầy còn được nhận định liên hệ với các học thuyết về các Sức sống khác, đặc biệt với Học thuyết Âm Dương Hoán Dịch.

Hành Hỏa tương ứng với Quẻ Càn âm và Càn dương. (Mặt Trăng và Mặt Trời)

Hành Thổ tương ứng với Quẻ Khôn âm và Khôn dương. (Mặt Đất về Đêm và Mặt Đất ban Ngày)

Hành Thủy tương ứng với Quẻ Khảm (âm) và Ly (dương).

Hành Mộc tương ứng với Quẻ Đoài (âm) và Tốn (dương).

Hành Kim tương ứng với Quẻ Chấn (âm) và Cấn (dương).*11

d. Sức sống Thân Lực: 5 Hành và Dịch với Cuộc sống Con người

1. Hành Hỏa, - Khí Thở, sức nóng, ánh sáng : hoán dịch giữa Hỏa âmMặt Trăng, Bầu Trời về đêm, và Hỏa dươngMặt Trời, Bầu Trời ban ngày.

2. Hành Thổ - Đất Sống, môi trường : hoán dịch giữa Thổ âm, Mặt Đất về Đêm, và Thổ dương, Mặt Đất ban Ngày.

3. Hành Thủy - Thức Uống, Nước : hoán dịch giao động giữa Thủy âm biển khơi, và Thủy dương sông hồ, ruộng đầm.

4. Hành Mộc - Thức Ăn, chất kích thích : hoán dịch giữa Mộc âm kiên trì nuôi dưỡng, như thức ăn thức uống thường ngày và Mộc dương kích thích mau qua, như rượu, thuốc lá, ma túy.

5. Hành Kim - Nơi Ở, vật dụng : hoán dịch giữa Kim âm là nơi trú ngụ, như hang đá, nhà ở, mảnh đất, và Kim dương là vật dụng phụ giúp, bảo bọc, như áo quần, giày dép, dao kéo, đồ đá, đồ đồng.*12

e. Sức sống Thân Lực với Năm Hành

Năm Hành là những yếu tố thiết yếu ảnh hưởng tới Cuộc sống Thân Thể của Con người. Con người tồn tại và phát triển nhờ ảnh hưởng thích đáng - của Nơi sinh sống, Hành Thổ, - của Khí thở, ánh sáng, sức nóng, Hành Hỏa, - của thức Uống, Hành Thủy, - của thức Ăn, Hành Mộc, và - của nhà Ở, vật dụng, hành Kim

Dầu con người dung hợp các Hành theo cách thức và mức độ khác nhau, Năm Hành, đều giúp con người bộc lộ và tăng trưởng Sức sống Thân Lực, và qua Sức sống Thân Lực, ảnh hưởng tới những Sức Sống khác.

Với Năm Hành, có thể nhận định và ứng dụng chi tiết ở mọi khía cạnh thực tế của Cuộc sống Con Người.*13

*     *     *     *

3. SỨC SỐNG TRÍ TÀI TINH BIẾN

3.1 Qua các Truyền kỳ về Tương Quan: Khả năng Nhận định

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, dầu hoàn cảnh ác nghiệt, hai Anh Em và hai Vợ Chồng cũng không để bất cứ gì có thể phân rẻ tình thân. Họ quyết tìm nhau và tìm mọi cách để luôn ở bên nhau. Họ ‘Quyết chẳng lìa nhau’.

Truyền kỳ Chử Đồng có Chử Đồng và Tiên Dung nhận định chính xác về con người của mình, ‘Chỉ thấy con người’, không để áo quần, son phấn, cát bụi, quyền chức, giàu nghèo, không để bất cứ gì, chen vào, nên tình họ bền vững.

Truyền kỳ Vọng Phu căn cứ trên nhận định về chức năng và cơ cấu cuộc sống, mà hai vợ chồng ‘Chia nhau công tác’. Mỗi người một việc, nhưng bổ túc nhau trong toàn bộ của hai người đã kết hiệp thành một Gia đình.

Ở Truyền kỳ Trương Chi, Trương Chi, Mỵ Nương chỉ thấy tài và sắc, nên tình không thành. Do đó, nêu lên nguyên tắc sáng suốt nhận định trong tình yêu, để hai người có thể ‘Gặp nhau trọn vẹn’.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, vì Trọng Thủy bị mưu đồ xâm lăng ám ảnh và Mỵ Châu không nhận ra ác ý của chồng, nên tình họ oan nghiệt. Họ đã không ‘Tìm nhau tận tình’.

* Các Truyền kỳ về Tương Quan lấy việc vận dụng khả năng nhận định, căn cứ trên Trí và Tài, làm nền tảng thích đáng cho liên hệ giữa người với người.

*     *

3.2 Qua các Truyền kỳ về Sinh Hoạt: Vận dụng Trí Tài

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, Chử Đồng và Tiên Dung đã đem của cải và Tài năng giúp người dân thăng tiến.

Ở Truyền kỳ Tiết Liêu, Tiết Liêu đem hết Tài Trí để cải tiến đời sống thực tế của người dân, thực hiện việc an dân thịnh nước.

Ở Truyền kỳ An Tiêm, An Tiêm lại biết theo thời tiết và môi trường mà chăm sóc cho cây được xanh tươi và sinh hoa kết quả.

Truyền kỳ Mỵ Châu đề cập tới việc cần xử dụng mọi yếu tố của cuộc sống thành sức mạnh để giữ nước.

Truyền kỳ Phù Đổng thì nêu cao gương vua Hùng quyền biến, sống động hiện thực, vận dụng và điều hợp mọi sức mạnh của toàn dân, kết tinh thành Cậu Bé Phù Đổng vươn vai.

* Các Truyền kỳ về Sinh hoạt lại vận dụng Trí Tài vào việc Thực thi công tác, trong mọi trạng huống của cuộc sống.

*     *

3.3 Sức Sống Trí Tài Tinh Biến 

Như vậy, những Truyền kỳ về Tương quan chú trọng tới phần trí khôn (Trí) và tài khéo (Tài) của con người. Những Truyền kỳ về Sinh hoạt vận dụng tài trí, khả năng trừu tượng hóa (Tinh), nhận định, suy luận, tổng hợp, sáng tạo (Biến), ứng dụng... Tài khéo kết hợp trí khôn với cấu trúc và tập luyện của thân xác.

Đây là Sức sống Trí Tài Tinh Biến của con người. 

Sức sống nầy thường dễ được nhận ra và thể hiện trong cuộc sống. Thành quả tiêu biểu của việc tận dụng Sức sống Trí tài là những học thuyết và những khám phá, những phát minh, những ứng dụng khoa học và kỹ thuật tinh xảo, đa dụng.

- Tuy nhiên, lịch sử cận đại đã cho thấy tai hại khủng khiếp khi có nhóm người cuồng say trước khả năng biến hóa thực dụng của Sức sống nầy.

Vì độc tôn Sức sống Trí Tài Tinh Biến thành thần thánh, và giảm thiểu hoặc chối bỏ các Sức sống khác, nên trào lưu ‘khoa học’ đã và đang làm tê liệt cuộc sống đích thực của con người, biến con người thành thụ động, máy móc.

Thực ra, Sức sống nầy cũng chỉ là một trong bốn Sức Sống của con người. Cần trả nó về lại đúng vị trí đích thực của nó trong Cuộc sống Con người.*14

*     *

3.4 Sức sống Trí Tài Tinh Biến trong Cuộc sống Con người

a. Nhận thức của Sức sống Trí Tài Tinh Biến: Trí Thức

Sức sống Trí Tài dựa trên những dữ kiện được thu thập qua Sức sống Thân Lực và qua các Sức sống khác, mà nhận định, phân tích, trừu tượng hóa, tổng hợp, sáng tạo... Năm Giác quan của Sức sống Thân Lực là những cơ quan thu thập dữ kiện thực tế, để Sức sống Trí Tài có thể dựa vào đó mà thể hiện đầy đủ hơn Cuộc sống Con người.

Cấu tạo của bộ Óc cũng có những dấu chỉ liên hệ tới Trí năng và Tài năng của Con người.

- Khả năng, biểu lộ, và phương cách nhận thức riêng biệt của Sức Sống Trí Tài, được gọi là Trí Thức.

b. Kết tinh Nhận thức của Sức sống Trí Tài Tinh Biến: Học thuyết ÂM DƯƠNG HOÁN DỊCH

Tuyệt đỉnh phát triển của  Sức sống Trí Tài Tinh Biến cũng đã được Tổ Tiên Việt Nam thấu triệt và hệ thống hóa thành Học thuyết Âm Dương Hoán Dịch. Cùng với tinh hoa của các Sức sống khác, Học thuyết Âm Dương Hoán Dịch cũng đã được Tổ Tiên lưu truyền bằng cách mả hóa và đúc chạm trên Thạp đồng Đào Thịnh và Trống đồng Ngọc Lũ, từ hơn 3000 năm trước.

Học thuyết Âm Dương Hoán Dịch đã tổng quát hóa và trừu tượng hóa mọi ảnh hưởng của ngoại vật trên Cuộc sống Con người, cũng như mọi hiện tượng của Cuộc sống, thành những ký hiệu, những đồ biểu, và rồi diễn giải và ứng dụng trở lại vào mọi phương diện của Cuộc sống Con người.

Học thuyết Âm Dương Hoán Dịch đã trừu tượng hoá Đất Trời Năm Hành, của Học thuyết Đất Trời Năm Hành, thành Âm, Dương, Càn, Khôn, Ly, Khảm, Cấn Chấn, Tốn, Đoài.

Việc khám phá những đặc tính sóng đôitương hiệp và hoán dịch giữa Âm Dương, giữa từng cặp Quẻ, và giữa hai nhóm 4 cặp Quẻ, đã bộc lộ và thể hiện tuyệt vời khả năng ghi nhận, trừu tượng hóa  ứng dụng của Sức sống Trí Tài của Tổ Tiên Việt.

c. Sức Sống Trí Tài của Tổ Tiên Việt

Tuyệt diệu hơn nữa, từng cặp của 8 Quẻ cũng được Tổ Tiên nhận thức và trình bày tương ứng với 4 Sức Sống bất khả phân của Con người. Tất cả đều đồng nhất và thống hợp trong toàn bộ Hệ thống Tư Tưởng Việt.

Qua Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ Tổ Tiên ta đã mả hóa và diễn đạt toàn bộ 4 Sức Sống Con Người.

Sức sống Thân Lực của Con Người được mả hóa qua Cặp quẻ Khảm Ly ở Thân Thạp Đào Thịnh và ở Thân Trống Ngọc Lũ.


        


Sức sống Trí Tài của Con Người được mả hóa qua Cặp quẻ Chấn Cấn ở Thạp Rỗng, và ở Trống Yên. Nhờ rỗng, Thạp sẵn sàng tiếp nhận và bảo tồn mọi đồ vật. Tuy nằm yên, Trống cũng sẵn sàng phát ra bất cứ nhịp điệu và cường độ tiếng vang nào. Như vậy, Thạp Rỗng và Trống Yên diễn đạt khả năng tiếp nhận, ghi nhớ, ứng biến, và áp dụng của Sức sống Trí Tài.


        


Sức sống Tâm Tình được mả hóa qua Cặp quẻ Đoài Tốn ứng với Thạp Đầy, với Lòng Thạp đang bảo bọc đồ vật, với Trống Động, với Lòng Trống đang phát đầy âm vang. Lòng Thạp đầy và Lòng Trống Vang diễn đạt hai phương diện bảo bọc và tác động của Sức sống Tâm Tình, của Lòng Con Người.


        


Sức sống Tuệ Linh được mả hóa qua Cặp quẻ Khôn Càn, Đất Trời, và được ký thác 2 lần, vừa ở Nắp Thạp Đào Thịnh vừa ở Mặt Trống Ngọc Lũ. Đất Trời to lớn vô biên, vượt ra ngoài cuộc sống thường ngày, và hướng con người tới tầm vóc vô tận... Qua nhận thức và hiệp thông với Đất Trời, con người sống thực Sức sống Tuệ Linh của mình.*15


     

    


*     *     *     *

4. SỨC SỐNG TÂM TÌNH THÔNG HIẾN

4.1 Qua các Truyền kỳ về Tương Quan: Sống Chết vì Tình

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, vì tình gia đình, 3 người đã sống chết cho nhau. Người Em vì hạnh phúc vợ chồng người Anh, người Anh vì Em, người Vợ vì Chồng. Họ 'Sống chết cho nhau'.

Ở Truyền kỳ Vọng Phu, dầu xa cách chồng, nàng Vọng Phu vẫn ngày ngày bồng con ngóng chồng. Nàng vẫn có chồng từng ngày trong tâm tưởng, trong cuộc sống của nàng. Họ 'Có nhau từng ngày'.

Ở Truyền kỳ Trương Chi, tuy đã chết vì mối tình câm, nhưng Trương Chi vẫn sống trong trái tim, để chờ một giọt nước mắt của người tình. Trương Chi đã 'Sống chết vì tình'.

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, Tiên Dung và Chử Đồng trọn đời chung sống hạnh phúc và đem ấm no hạnh phúc cho mọi người chung quanh. Họ đã Chung Sống Hạnh Phúc trọn vẹn.

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, vì chỉ biết thương chồng, nàng Mỵ Châu đã gây tổn hại cho dân nước. Mỵ Châu đã sống cuộc tình mù quáng.

* Như vậy, việc thể hiện Tương quan trong cuộc sống hiện tại chính là từng ngày sống Tâm Tình của con người. Con người sống bằng Tâm Tình và cũng sẵn sàng chết vì Tâm Tình.

*     *

4.2 Qua các Truyền kỳ về Sinh Hoạt: Thể hiện Tâm Tình

Để Sinh Hoạt, để làm Việc Chung, Truyền kỳ Chử Đồng nêu nguyên tắc mở rộng Tâm Tình để đem Tài trí và Của cải giúp đở người khác. Họ đem Tài Của giúp người.

Truyền kỳ Tiết Liêu đã tin tưởng và căn cứ trên người dân, biết rõ nhu cầu của người dân, tận Tâm tận Lực lo lắng cho dân. Tất cả cho dân và vì dân.

Truyền kỳ An Tiêm chuyên Tâm chăm sóc dưa, thả dưa xuống biển, để giúp phát triển cuộc sống địa phương và đóng góp cho nước, (tụ họp thành làng, gởi dưa về nước).

Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, vua An Dương lại vì vị kỷ, không để Tâm tới người dân, không còn chăm lo cho dân, bỏ dân, hành hạ dân... nên mất nước.

Vua Hùng của Truyền kỳ Phù Đổng thì gởi sứ đến với toàn dân và đã giải cứu dân nước. Nhờ vậy, phát triển được cuộc sống trọn vẹn, đem hạnh phúc đến cho mọi người.

* Trong nhóm các Truyền kỳ về Sinh Hoạt, bộc lộ và thể hiện Tâm Tình thích đáng lại là động lực thúc đẩy cho Việc chung.

*     *

4.3 Sức Sống Tâm Tình Thông Hiến

Như vậy, Con người sống cuộc sống Tương quan mỗi ngày bằng tấm lòng, bằng Tâm hồn (Tâm), và bằng Tình cảm (Tình). Tâm Tình còn là động lực thúc đẩy con người Sinh hoạt chung, cảm thông (Thông) và chia sẻ (Hiến) cuộc sống, giúp nhau phát triển hạnh phúc của nhau.

Đây chính là Sức sống Tâm Tình Thông Hiến của con người. 

Sức sống Tâm Tình Thông Hiến là đặc tính nổi bật của cuộc sống con người, luôn được sống thực nơi mọi con người thuần phác, và cũng là tiêu chuẩn của mọi Lề Lối Sống thực sự giúp ích cho cuộc sống con người.

- Tuy nhiên, nhiều nền văn hóa hiện đại, với chủ trương Tương quan chủ nô giữa người và người, hoặc với chủ trương nếp sống con người khuôn rập theo thú vật, đang bóp nghẹt và thủ tiêu Sức sống Tâm Tình Thông Hiến nền tảng nầy, biến con người thành vị kỷ, vô cảm, vô tâm, tàn bạo.*16

*     *

4.4 Sức sống Tâm Tình Thông Hiến trong Cuộc sống Con người

a. Nhận thức của Sức sống Tâm Tình Thông Hiến: Tâm Thức

Sức sống Tâm Tình Thông Hiến bộc lộ bằng cảm, cảm xúc, cảm động, cảm thông, cảm tình.

Thông thường, Tâm Tình Con người được diễn tả dưới các tình trạng : yêu, ghét, vui, buồn, giận, sợ, muốn.*17

Trong Thực tại Cuộc sống, Sức sống Tâm Tình Thông Hiến của Con người, vượt ra ngoài 2 Sức sống Thân Lực và Trí Tài. Tâm Tình có những ‘lý lẽ’ riêng’, vượt ngoài suy luận, ngoài lý trí.

Có nhiều dấu chỉ liên hệ giữa tình trạng của Sức sống Tâm Tình Thông Hiến và Trái Tim. Tùy theo Tâm Tình của Con người, Trái Tim có thể thay đổi nhịp đập và trạng thái. Do đó, Trái Tim thường được coi là nơi tích tụ Tâm Tình và là biểu tượng của Sức sống Tâm Tình Thông Hiến.

- Khả năng, biểu lộ, và phương cách nhận thức riêng biệt của Sức Sống Tâm Tình nầy, được gọi là Tâm Thức.

b. Kết tinh Nhận thức của Sức sống Tâm Tình Thông Hiến: Học thuyết TIÊN RỒNG SONG HIỆP

Sức sống Tâm Tình Thông Hiến thể hiện trực tiếp trong Tương Quan giữa Con người và Con người. Do đó, tuy 4 Sức Sống của Con người liên hệ mật thiết và bất khả phân, Sức sống Tâm Tình Thông Hiến tác động trực tiếp tới Đời sống Cộng đoàn của Con người, trong khi các Sức sống khác chỉ có ảnh hưởng gián tiếp. Đời sống Cộng đoàn và Đời sống Cá nhân lại là 2 thành tố bẩm sinh của Cuộc sống Con người.

Trong Nếp sống Việt, Sức sống Tâm Tình Thông Hiến được đúc kết thành Học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp. Với tầm quan trọng đặc biệt, Học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp đã được khai triển và ứng dụng chi tiết trong mọi phương diện của Cuộc sống thực tại của từng Người, cũng như của cuộc sống giữa vợ chồng, giữa cha mẹ con cái, anh em, dòng họ, Làng, Nước, và giữa mọi con người.

Tất cả mọi Tương Quan nầy đều đã được đúc kết thành những Nguyên lý nền tảng và những Nguyên tắc sống thực tiễn, cho cuộc sống Từng Người cũng như cho mọi Tương Quan của toàn thể Loài Người.

Tất cả đều được Tổ Tiên đúc kết thành Bộ Truyền Kỳ. Bộ Truyền Kỳ Việt là những Gương mẫu, những Nguyên tắc Sống được ứng dụng vào đời sống thực tế của Con người, trong mọi trạng huống của Cuộc Sống, từ đời sống Cá nhân, qua cuộc sống Gia đình, Cộng đoàn, Làng Nước.

Từ mấy ngàn năm qua, Tiên Rồng Song Hiệp đã trở thành Học thuyết chỉ đạo của toàn thể Nếp sống Việt Nam. Tiên Rồng Song Hiệp bàng bạc trong mọi khía cạnh của Cuộc sống thường ngày của dân Việt, và cũng là tinh hoa của Cuộc Sống Con Người trọn vẹn và hạnh phúc đích thực, trong một Cộng Đoàn cũng đích thực sống theo những nguyên tắc Làm Người.

Hơn nữa, từ hơn 3000 năm qua, Tổ Tiên Việt đã ghi khắc tinh hoa của Học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp vào Thạp đồng Đào Thịnh và Trống đồng Ngọc Lũ.*18

c. Chữ Tiên, chữ Rồng ở Trống Ngọc Lũ với Bộ Truyền Kỳ Việt

Ở Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên Lạc Hồng đã dùng hình ảnh để lưu lại nét chữ và ý nghĩa của Chữ Rồng và Chữ Tiên. Bối cảnh quanh các nét của chữ Tiên và của chữ Rồng còn ghi nhận ý niệm và ứng dụng của Biểu tượng Tiên và Rồng trong Cuộc sống Thực tại của mỗi Người cũng như của Sinh hoạt Cộng đoàn.

Chữ Rồng  là hình ảnh Người đánh Trống Đồng và Người Ra Đi cùng với những người khác.

        

Chữ Tiên  là hình ảnh Người Trở Về nhà và sinh hoạt cùng với Vợ Con.


        


Tất cả lại phù hợp với ý nghĩa và vai trò của Tiên và Rồng trong toàn Bộ Truyền Kỳ Việt Nam.

1. Rồng Người Đi và các Truyền Kỳ

Ở Mặt Trống Ngọc Lũ, chữ Rồng, với hình ảnh Người Đi giữa Cộng đoàn , nhắc nhớ các chàng Rồng ra đi làm việc chung, trong các Truyền Kỳ.

Trong Truyền kỳ Tiên Rồng, Cha Rồng tràn đầy sức sống, biến hóa khôn lường, đem 50 con ra biển vẫy vùng.*19

Truyền kỳ Chử Đồng có chàng Rồng Chử Đồng ra biển trổ tài thiên biến vạn hóa, rồi truyền dạy lại cho dân chúng.*20

Truyền kỳ Tiết Liêu có Rồng Tiết Liêu tìm ra lễ vật thích đáng để dâng cúng Tổ Tiên, nên được Làm Việc Nước, làm vua. (Truyện Bánh Dày Bánh Chưng).*21

Trong Truyền kỳ An Tiêm, chàng Rồng An Tiêm ra biển để biến đảo hoang thành làng thôn, và đóng góp cho nước. (Truyện Dưa Đỏ).*22

Truyền kỳ Vọng Phu có người Chồng ra đi vì Việc Nước.*23

* Các chàng Rồng của Bộ Truyền Kỳ đều ra đi và vì việc chung. Tất cả đều hợp nhất với ý nghĩa và vai trò của các hình nét chữ Rồng ở Mặt Trống Ngọc Lũ. Cha Rồng, Chử Đồng và An Tiêm ra biển đã ghi nhận hình ảnh chữ Rồng với đoàn sáu người ra biển. Tiết Liêu và người chồng của Vọng Phu lại ghi nhớ đoàn bảy người sinh hoạt trên đất.*24

 Tất cả đều cùng một truyền thống, thống hợp trong cùng một nền văn hóa và học thuyết Việt Nam.*25

2. Tiên Người Về và các Truyền Kỳ

Ở Mặt Trống Ngọc Lũ, chữ Tiên, với hình ảnh Người Về với đời sống Gia Đình  , đã nói lên vai trò ở nhà, làm Việc Nhà, của Tiên. Vai trò nầy cũng phù hợp với vai trò của các nàng Tiên trong Bộ Truyền kỳ.

Chữ Tiên với hình Núi  nhắc nhớ Mẹ Tiên đem 50 con về Núi, ở Truyền kỳ Tiên Rồng.*26

Truyền kỳ Chử Đồng có nàng Tiên Tiên Dung ở nhà, trong khi Rồng Chử Đồng ra biển.*27

Trong Truyền kỳ Vọng Phu, nàng Tiên Ở Nhà nuôi Con chờ chồng, tới hóa thành núi đá ngàn năm.*28

Ở Truyền kỳ Trương Chi, trong khi Rồng Trương Chi vẫy vùng trên sông nước, thì nàng Tiên Mỵ Nương chỉ ở trong nhà.*29

* Các nàng Tiên của Bộ Truyền Kỳ đều ở nhà và lo việc nhà, như đã được ghi nhận trong chữ Tiên với hình người Vợ ở trong nhà đánh cồng chờ chồng ở mặt trống Ngọc Lũ. Mẹ Tiên về núi và Nàng Vọng Phu trở thành núi lại nhắc nhớ chữ Tiên với hình núi  .

Tất cả đều hợp nhất với ý nghĩa và vai trò của các hình nét chữ Tiên ở mặt trống Ngọc Lũ.

d. Sức sống Tâm Tình và Học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp

Ở Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên đã dùng hình ảnh để ký thác và lưu truyền nền tảng của Học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp.

1. Từng Con Người

Nắp Thạp Đào Thịnh có hình ảnh Nam Nữ tạo thành Con Người.


      


Theo Học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp, Con Người là do Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp. Mọi người Mẹ là Tiên, mọi người Cha là Rồng.

Do Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp, chúng ta, Con Người, có được mọi đặc tính vừa của Mẹ vừa của Cha. Việc phối hiệp nầy gồm 50% do Mẹ, 50% do Cha, '50 theo mẹ, 50 theo Cha', tức là Mẹ Cha Song Hiệp.

Đây là Nhận định Nền tảng về Con Người trong Cuộc Sống, nên cũng là Nền tảng của Học thuyết Tiên Rồng Song Hiệp.

2. Cuộc sống Gia Đình

Ở Mặt Trống Ngọc Lũ, hình ảnh vợ và chồng kết thành chữ Tiên, và luôn đồng Vợ đồng Chồng trong mọi Sinh hoạt Gia Đình.

Như vậy, Vợ là Tiên, Chồng là RồngTiên Rồng, vợ chồng, kết hiệp thành Gia đình và song hiệp trong mọi phương diện của Cuộc sống Gia đình.


 


3. Sinh hoạt Cộng Đoàn

Ở Mặt Trống Ngọc Lũ, Sinh hoạt Cộng đoàn gồm những người Ở Nhà, giàn trống, và những người Ra Đi. Hai thành phần nầy kết hiệp thành chữ Rồng.

Như vậy, thành phần Ở Nhà là phần Tiên của Cộng đoàn, thành phần Ra Đi là phần RồngTiên Rồng song hiệp thành Sinh hoạt của toàn thể Cộng đoàn. 


 


4. Toàn vẹn Cuộc sống Con Người

Chữ Tiên là kết hiệp Vợ và Chồng thành Cuộc sống Gia đình, Chữ Rồng là kết hiệp thành phần Ở Nhà và thành phần Ra Đi của Sinh hoạt Cộng đoàn. Đời sống Gia đình và sinh hoạt Cộng đoàn song hiệp thành Cuộc sống Con Người toàn vẹn.

Hễ là Tiên Rồng Song Hiệp, dầu là Cá nhân, là Gia đình, hay là Cộng đoàn, thì cũng theo những đặc tính của Tiên Rồng Song Hiệp mà ứng dụng cho thích hợp với hoàn cảnh và tầm độ thực tế.*30

Có như vậy, Cuộc sống của Từng Người, của từng Gia đình, cũng như của Toàn thể Cộng đoàn, mới Toàn vẹn. Có như vậy, con người, mọi người, mới thực sự phát triển đầy đủ và vui hưởng Diễm Phúc Làm Người cách trọn vẹn.

*     *     *     *

5. SỨC SỐNG TUỆ LINH VĨNH HIỆP

5.1 Qua các Truyền kỳ về Tương Quan: Kết hiệp sau khi Chết

Ở Truyền kỳ Trầu Cau, sau khi vì thương nhau mà chết cho nhau, ba người đã hóa thành vôi, cau, trầu, và họ tiếp tục quấn quít nhau. Khi được nhai chung, họ kết hiệp thành máu đỏ. Họ ‘có nhau mãi mãi’.

Nàng Vọng Phu ngóng chồng vươn cao thành núi sừng sững ngàn năm. Hai vợ chồng trở thành trường tồn trong tình nghĩa và trong việc phát triển đất nước. Họ có nhau mãi mãi trong Quê Hương gấm vóc và trong Tình Nghĩa Dân Tộc.

Sau khi chết vì tương tư, Trương Chi vẫn sống trong tình yêu, trong trái tim ngọc, và hòa tan, hiệp nhất, với giọt nước mắt xúc động chân thành của người tình.

Giọt máu lận đận của Mỵ Châu hóa thành ngọc và sáng đẹp lên khi được tắm trong nước tẩm xác chồng.

* Như vậy, các Truyền kỳ về Tương Quan bộc lộ hình ảnh những người yêu nhau luôn kết hiệp sau khi chết.

Tất cả không những là biểu tượng làm tiêu chuẩn cho cuộc sống, mà còn bộc lộ niềm xác tín sự trường tồn  kết hiệp của tâm hồn con người.

*     *

5.2 Qua các Truyền kỳ về Sinh Hoạt: vẫn Sống sau khi Chết

Sự kết hiệp và trường tồn đó còn được các Truyền kỳ về Sinh Hoạt nhấn mạnh rõ ràng hơn, cả về ý nghĩa và cả trong thực tại.

Ở Truyền kỳ Chử Đồng, sau cuộc sống toàn vẹn về tất cả mọi phương diện, Tiên Dung và Chử Đồng cùng về trời và được thờ kính.

Truyền kỳ Tiết Liêu đặt việc Thờ kính Tổ Tiên làm điều kiện tiên quyết cho việc Làm Vua. Chính Tiết Liêu cũng được Cụ Tổ về trong mơ để chỉ dạy phương thức giúp ích cho mọi người.

Ở Truyền kỳ Phù ĐổngCụ Tổ cũng về, đem tinh thần dân tộc giúp thể hiện công cuộc cứu dân cứu nước. Sau cuộc sống dấn thân trọn vẹn để cứu giúp mọi người, Phù Đổng cũng về trời và được tôn phong là Thần Trời.

* Tất cả đều nói lên Sức sống tinh thần, và xác định niềm tin vào Sức sống của con người sau khi chết, vào khả năng của con người đang sống thông hiệp với Thế giới Siêu linh, và vào sự phù hộ linh hiển của Tổ Tiên Ông Bà.

Niềm tin nầy không những thể hiện trong thực tế, mà còn là một thực tại nền tảng của Cuộc sống Con người.

*     *

5.3 Sức Sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp

Như vậy, những Truyền kỳ về Sinh Hoạt bộc lộ khả năng của con người đang sống thông hiệp với Thế giới Siêu linh (Tuệ), và sự linh hiển phù hộ của Tổ Tiên (Linh). Những Truyền kỳ về Tương Quan bộc lộ đặc tính sự trường tồn (Vĩnh) và kết hiệp (Hiệp) của tâm hồn con người sau khi chết.

Đây là Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp của con người. 

Như với mọi Sức sống khác, Văn hóa Việt nhận diện Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp nầy qua kinh nghiệm cuộc sống hiện thực của con người.

Vì Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp đặc biệt liên quan tới Thế giới Siêu linh, và vượt khỏi ý niệm thời gian và không gian, ít chịu ảnh hưởng của thế giới vật chất, nên đã có nhiều nhận định và thực hành không thích đáng, sai lầm hoặc lạm dụng. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà giảm thiểu hoặc chối bỏ một Sức Sống của Con người.*31

Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp nầy bộc lộ và được nhận biết trong đời sống thuần hậu của mọi Con Người, ở mọi thời đại và ở mọi nơi. Chỉ có những kẻ giới hạn cuộc sống con người vào vật chất, vào khuôn mẫu thú vật, hoặc vào suy luận thuần lý, thì mới nghi ngờ hoặc chối bỏ.*32

*     *

5.4 Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp trong Cuộc sống Con người

a. Nhận thức của Sức sống Tuệ Linh: Tuệ Thức

Trong cuộc sống thường ngày, Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp thường bộc lộ qua những linh cảm, những thần giao cách cảm giữa những người đang sống, hoặc bằng việc liên lạc với Thế giới Bên Kia. Trong một số điều kiện, những lời Tiên tri hiệu nghiệm, những giấc mơ tiên báo, những liên lạc qua trung gian đặc biệt... cũng được coi là có những dấu chỉ của Sức sống Tuệ Linh.

Đây là những ‘sinh hoạt’ vượt ngoài thế giới vật chất, ngoài thời gian và không gian. Do đó, tuy cùng là Sức sống bất khả phân trong Cuộc sống Con người, Sức sống Tuệ Linh ra ngoài những định luật của Sức sống Thân Lực và Sức sống Trí Tài.

Ở một tầm độ khác, Sức sống Tuệ Linh được bộc lộ và là nền tảng của các Tôn giáo, tức là của những Niềm tin do ảnh hưởng trực tiếp của một Vị được tin là thuộc Thế giới Siêu Linh. Sự bộc lộ của ảnh hưởng siêu linh nầy thường được ghi nhận bằng những Phép lạ, tức là những hiện tượng vượt ra ngoài nhận thức của các Sức sống khác.*33

- Khả năng, biểu lộ, và phương cách nhận thức riêng biệt của Sức Sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp nầy, được gọi là Tuệ Thức.

b. Kết tinh Nhận thức của Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp: Học thuyết ĐẠO ĐỨC TUỆ LINH

Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp của Con người đã được bộc lộ và phát triển thích đáng trong Nếp sống Việt. Qua thời gian, Nếp sống Tuệ Linh của Dân Việt không chỉ thăng hoa thành Đạo thờ Ông Bà, Đạo sống Phúc Đức, mà còn kết tinh thành Học thuyết Đạo Đức Tuệ Linh.*34

Căn cứ trên kinh nghiệm của Cuộc sống thực tại của Con người, Văn hóa Việt xác định sức sống trường cửu và khả năng của con người thông hiệp với Thế giới Linh thiêng.

Vì chỉ căn cứ trên kinh nghiệm của cuộc sống thực tại của con người, nên Văn hóa Việt không đề cập tới những phương diện thuộc phạm vi tôn giáo, như cuộc sống của thế giới siêu linh, hoặc cách sống của con người sau khi chết. Do đó, Văn hóa Việt chỉ là đạo sống, không phải là tôn giáo.*35

Hơn 3000 năm trước, Học thuyết Đạo Đức Tuệ Linh không chỉ được khắc đúc và lưu truyền trên Thạp đồng Đào Thịnh và Trống đồng Ngọc Lũ, mà Mặt Trống Ngọc Lũ còn là một bảng Tóm lược toàn bộ Nội dung Nhận thức của Sức sống Tuệ Linh của dân Việt.*36

c. Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ với Sức sống Tuệ Linh: Tuệ Thức Thực Tại về Tương quan với Thế giới Linh thiêng

Thạp Đào Thịnh và trống Ngọc Lũ không chỉ ghi lại đường nét và hàm ý cao siêu của chữ Đạo  và chữ Đức , mà còn ký thác vào các vòng hoa văn khác để lưu truyền nhận thức niềm tin vào Tuệ thức Đạo Đức Thực tại, vào Ông Trời, vào Đất Nước linh thiêng, vào Ông Bà Khởi Tổ, vào 18 Vua Hùng, các Thánh, các Thần, và các Anh Linh, Tổ Tiên.


         


Các Ngài không chỉ đang sống động mà còn đang linh thiêng hiện diện và phù hộ chúng ta, ngay trong đời sống thường ngày.*37

d. Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp và Niềm Tin Việt

Niềm tin Thờ Trời, thờ Tổ Tiên Ông Bà, và thờ Thần Thánh của dân Việt phát xuất và phát triển một cách tự nhiên và thuần khiết từ những sinh hoạt thể hiện Sức sống Tuệ Linh.

Do đó, Niềm tin Việt chỉ phát xuất từ Khả năng Bẩm sinh, tự nhiên, của con người trong việc Liên lạc và Thấu hiểu về Thế giới Siêu Linh. Niềm tin Việt không hề chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bất cứ một Nhân vật đặc biệt nào.

Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp cũng được bộc lộ một cách tự nhiên trong mọi Cộng đoàn thuần phác của Con Người ở khắp nơi và ở mọi thời đại.

*     *     *     *

6. KINH NGHIỆM SỐNG 4 SỨC SỐNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN NỀN TẢNG

6.1 Kết Tinh Kinh Nghiệm Sống

Mọi Nguyên tắc, tiêu chuẩn, nội dung, của toàn bộ Truyền kỳ Việt đều là kết tinh Kinh Nghiệm từ Cuộc sống Con người hiện thực. Vì vậy, những tiêu chuẩn nầy cũng là thành quả kết tinh kinh nghiệm của 4 Sức Sống con người. 

Tuy con người được nhận diện gồm 4 Sức Sống, nhưng con người là một hiệp thể tự tạithuần nhấtbất khả phân.

Vì vậy, dầu việc bộc lộ có nhiều tầm độ, và dầu có thể được nhận diện và ứng dụng riêng rẻ, các Sức Sống vẫn luôn luôn hiện diện đầy đủ trong mỗi con người. Không hề có con người nào thiếu một Sức sống, cũng như không hề có một Sức sống riêng rẻ nào ngoài Con Người toàn vẹn.

Sau đây là những Tiêu chuẩn kết tinh kinh nghiệm trong 3 Truyền kỳ Nền tảng. Cũng có thể áp dụng cho các Truyền kỳ khác.

*     *

6.2 Bốn Sức Sống và 4 Đặc tính của Tiên Rồng: Truyền kỳ Tiên Rồng

a. Kinh nghiệm sống 4 Sức sống Thân Lực, Trí Tài, Tâm Tình và Tuệ Linh được kết tinh thành những nhóm Đặc tính Nền tảng của Con Người hiện thực.

Qua thời gian, Tổ Tiên ta tóm kết những nhóm Đặc tính nầy thành nội dung chính yếu của biểu tượng Rồng và Tiên.

Kinh nghiệm sống Sức sống Thân Lực Thực Tại được diễn tả thành đặc tính Cha Rồng hùng mạnh, trỗi vượt, oai dũng vô song... Kinh nghiệm sống Sức sống Trí Tài Tinh Biến được ghi nhận thành đặc tính biến hóa không lường, như linh như hiển... của Cha Rồng.

Cũng vậy, kinh nghiệm sống Sức sống Tâm Tình Thông Hiến được biểu tượng hóa thành Mẹ Tiên tràn đầy yêu thương, khoan ái, từ tâm... Kinh nghiệm sống Sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp được biểu trưng bằng Mẹ Tiên thoát tục, trường cửusiêu phàm, trường sinh bất tử.

Tất cả được lưu truyền và kết tinh trong Truyền kỳ Tiên Rồng.*38

b. Sơ đồ : 4 Sức sống Và 4 Đặc tính Tiên Rồng

                 - Truyền kỳ Tiên Rồng



*     *

6.3 Kinh Nghiệm Cuộc Sống Tương Quan: Truyền kỳ Trầu Cau

a. Bốn Sức sống và Bốn Tiêu Chuẩn Tương quan

Trong Cuộc sống Tương quan, kinh nghiệm sống Sức sống Thân Lực đã kết tinh thành tiêu chuẩn ‘Giống Nhau Như Đúc’ của Truyền kỳ Trầu Cau.

Nhận định về vai trò của Sức sống Trí Tài đã trở thành tiêu chuẩn ‘Quyết Chẳng Lìa Nhau’ của Cuộc sống Tương quan.

Kinh nghiệm sống của Sức sống Tâm Tình là tiêu chuẩn ‘Sống Chết Cho Nhau’.

Kinh nghiệm sống Sức sống Tuệ Linh đã giúp nhận ra tiêu chuẩn ‘Có nhau Mãi Mãi’.

b. Nền tảng và Thể hiện Tương Quan

Như vậy, kinh nghiệm sống giữa Anh Em Một Bọc của 2 Sức sống Thân Lực và Trí Tài đã trở thành 2 Tiêu chuẩn đặt Nền tảng cho Tương quan Thân Thương giữa người và người.

Qua kinh nghiệm sống cuộc sống Tiên Rồng Phối Hiệp, 2 Sức sống Tâm Tình và Tuệ Linh kết tinh thành 2 Tiêu chuẩn Thể hiện Tương quan để mọi người Hiệp Nhất.

Bốn Tiêu chuẩn, với 4 Sức sống bất khả phân, kết hiệp thành những tiêu chuẩn nền tảng của Cuộc sống Tương Quan Thân Thương và Hiệp Nhất giữa những Con Người toàn vẹn.

Tất cả được lưu truyền và kết tinh trong Truyền kỳ Trầu Cau.

c. Sơ đồ : 4 Sức sống và 4 Tiêu Chuẩn Tương Quan

                     - Truyền kỳ Trầu Cau



*     *

6.4 Kinh Nghiệm Cuộc sống Sinh Hoạt: Truyền kỳ Chử Đồng

a. Bốn Sức sống và Bốn Tiêu Chuẩn  Sinh hoạt

Trong Cuộc sống Sinh Hoạt chung giữa nhiều người, kinh nghiệm của Sức sống Thân Lực giúp nhận ra mình chỉ là con người sống giữa vạn vật, chứ không phải là thần thánh, và kết thành tiêu chuẩn ‘Nhận Thực Chính Mình’.

Kinh nghiệm sống Sức sống Trí Tài giúp nhận ra những Con Người khác chính là thành tố thiết yếu đích thực của Sinh hoạt Chung : ‘Chỉ Thấy Con Người’.

Kinh nghiệm sống Sức sống Tâm Tình trong Sinh hoạt đưa tới xác tín phải dùng Tài năng và Của cải để thúc đẩy việc cải tiến Cuộc sống Chung : ‘Tài Của Giúp Người’.

Kinh nghiệm sống Sức sống Tuệ Linh phổ biến thành quả của Sinh hoạt Chung tới cho Mọi Người : ‘Mọi Người Cùng Hưởng’.

b. Thể Hiện và Động lực Sinh Hoạt

Như vậy, kinh nghiệm sống Tiên Rồng Phối Hiệp giữa người và người, của 2 Sức sống Thân Lực và Trí Tài nhận ra 2 Tiêu chuẩn đặt Nền tảng Tương Song cho Sinh hoạt Chung.

Kinh nghiệm Sinh hoạt chung với Anh Em Một Bọc của 2 Sức sống Tâm Tình và Tuệ Linh trở thành 2 Tiêu chuẩn thúc đẩy và phổ quát hóa thành quả của Sinh hoạt, để Thể Hiện Bình Đẳng.

Bốn Tiêu chuẩn, với 4 Sức sống bất khả phân, kết hiệp thành những tiêu chuẩn nền tảng của Cuộc sống Sinh Hoạt Tương Song và Bình Đẳng giữa những Con Người toàn vẹn.

Tất cả được lưu truyền và kết tinh trong Truyền kỳ Chử Đồng.

c. Sơ đồ: 4 Sức sống và 4 Tiêu chuẩn Sinh Hoạt

                   - Truyền kỳ Chử Đồng



*     *     *     *

7. THỂ HIỆN 4 SỨC SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI: 4 NGÀNH PHÂN LẬP

7.1. Bốn Sức Sống của Con Người

a. Thể hiện từng Sức Sống

Tuy 4 Sức Sống Con Người bất khả phân nhưng mỗi Sức sống lại có những chức năng và tác động riêng biệt. Mỗi Sức sống có cấu trúc, phương thức sinh hoạt, phương thức tiếp cận, nhận thức, và thành quả riêng. Mỗi Sức sống cũng có cách diễn đạt và ảnh hưởng riêng vào từng Sức sống khác và vào Cuộc sống chung của toàn bộ 4 Sức sống của Con Người.

b. Từng Sức Sống với Con Người

Tuy mỗi Sức Sống có những đặc tính riêng, nhưng lại là một phần bất khả phân trong Cuộc sống Con Người. Vì vậy, để sống cuộc sống trọn vẹn, Con Người phải được phát triển trọn vẹn 4 Sức sống vào Cuộc sống Hiện thực.

Việc thể hiện các Sức sống lại phải dung hợp và cân bằng, không để Sức sống nầy lấn áp Sức sống kia. Mỗi Sức sống phải tự điều chỉnh để toàn bộ 4 Sức sống có thể hòa hiệp thành một Cuộc Sống sống động duy nhất. Tất cả đều như phần Rồng đối với phần Tiên, và Tiên Rồng phải song hiệp.

Việc phát triển trọn vẹn nầy không chỉ phải được thực hiện nơi cuộc sống của mỗi Con người, mà còn của Mọi người, của toàn thể Xã hội.

Vì vậy, việc thể hiện, sống thực, mỗi và mọi Sức Sống là Quyền tuyệt đối, bất khả nhượng, của Con Người.

 *     *

7.2 Thể hiện Sức sống Thân Lực trong Đời sống Xã hội: Ngành Hành Chính

a. Nền tảng: An Thịnh và Sòng Phẳng

Nền tảng của việc Thể hiện Sức sống Thân Lực là tạo ra một Xã hội An Thịnh và Sòng Phẳng, để Cuộc sống của Xã hội, cũng như của Cá nhân, luôn thăng tiến trong an lành thịnh vượng, và không có đặc quyền, không thiên vị, không áp bức.

Việc thể hiện và kiện toàn Sức Sống Thân Lực của Con Người được thể hiện qua Ngành Hành ChínhNgành Hành Chính điều hành mọi khía cạnh của Cuộc sống thực tại, trong tương quan hỗ tương với các Ngành khác.

b. Tiêu biểu cho hiện tại: thể chế Hoa Kỳ

Hiện nay, thể chế 3 Ngành Phân Lập của Hoa Kỳ có thể được coi là tiêu biểu nhất.

Tuy nhiên, việc phân quyền hiện nay không hoàn chỉnh và cơ chế 3 Ngành cũng đã trở thành vừa bất cập vừa đa phức. Sự phân lập trở thành tranh chấp quyền lực thay vì dung hợp và tự điều chỉnh để hòa hiệp và cùng nhau tăng triển Cuộc Sống Chung.

Cấu trúc, cách điều hành, và nhất là quyền hạn, chính sách, chủ trương của mỗi Ngành cũng cần được điều chỉnh và bổ túc cho thích đáng và không tác hại tới việc phát triển toàn diện 4 Sức sống của Cuộc sống Xã hội và Cuộc sống Từng Con Người.

*     *

7.3 Thể hiện Sức sống Trí Tài: Ngành Giáo Huấn

a. Nền tảng: Trung Thực và Lương Thiện

Nền tảng của việc Thể hiện Sức sống Trí Tài là Trung Thực và Lương Thiện. Trung thực trong tất cả những gì được nhận thức trong hiện thực và được phổ biến. Lương thiện, luôn bảo vệ Sư Thực khách quan, không để bị chi phối bởi quyền lực, tham vọng, mưu đồ, chủ thuyết...

Trong đời sống Xã hội, việc thể hiện Sức sống Trí Tài được thực thi bằng Ngành Giáo Huấn. Ngành Giáo Huấn đặc trách phần phát huy và kiểm tra Sự Trung Thực và Lương Thiện của thành quả Sức sống Trí Tài, và trong tương quan với Cuộc sống toàn diện của Con Người. Phạm vi của Ngành Giáo Huấn bao trùm mọi ngành nghề Khảo Cứu, Khoa Học, và Truyền Thông, kể cả học thuyết, nghệ thuật, kỹ nghệ, kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội...

Trong Ngành Giáo Huấn, quan trọng nhất là việc Giáo Dục Học Đường. Giáo dục không chỉ là truyền bá kiến thức mà còn nhằm đào tạo những con người có phẩm hạnh, có tư cách, biết thẩm định gíá trị cuộc sống, có nhân phẩm, có trách nhiệm, có lòng tự hào, và lòng yêu quê hương dân tộc và nhân loại.

Ngành Giáo Huấn đào tạo một nếp sống vì Ích Chung, hiểu biết và tôn trọng những nguyên tắc và thực hành của một cuộc sống lành mạnh, tôn trọng Sự Thực, tôn trọng lợi ích của người khác, và đặc biệt phát huy tinh thần Tự do và Dân chủ đúng nghĩa, có nền tảng, xứng với phẩm giá Con Người.

b. Tại Hoa kỳ

Tại Hoa kỳ, hiện nay có Ngành Tư Pháp. Tuy nhiên, Ngành Tư Pháp tự hạn chế trong việc cưỡng chế thi hành luật pháp, chỉ đóng vai thụ động, xét xử những kiện tụng. Phận vụ quan trọng của việc thể hiện Sức Sống Trí Tài bao gồm việc hướng dẫn, tích cực kiểm tra và điều hợp ứng dụng những thành quả kỳ diệu của Sức sống nầy cho Cuộc sống thực sự an thịnh của mọi Con Người.

Cũng vì Ngành Tư Pháp thụ động mà hiện nay việc Giáo dục học đường, việc Khảo cứu khoa học, và nhất là Truyền thông, đang bị thao túng và lạm dụng một cách tệ hại bởi giới tài phiệt và quyền chức.

*     *

7.4 Thể hiện Sức sống Tâm Tình: Ngành Thăng Tiến

a. Nền tảng : Thành Tâm và Động Lực

Nền tảng của việc Thể hiện Sức sống Tâm Tình trong đời sống Xã hội là Thành Tâm và Động Lực, tức là vừa Thể hiện thích đáng Nguyện Vọng của người dân vừa là Động Lực thúc đẩy mọi người phấn đấu Thăng tiến Cuộc sống Chung.

Sức sống Tâm Tình được thể hiện qua Ngành Thăng Tiến Xã hội, và thường qua những người được Bầu làm Đại Diện của người Dân.

Nhiệm vụ của các Đại Diện Dân là Thành Tâm và là Động Lực thể hiện nguyện vọng của Dân và thúc đẩy thăng tiến của Cuộc sống thực tế thường ngày của Người Dân. Từ đó, người Đại Diên cứu xét, soạn thảo và đưa ra những đạo luật, những khuyến cáo, và những ứng dụng thích đáng nhất, giúp mọi người có cuộc sống toàn vẹn, ấm no, hạnh phúc và ngăn chận những áp bức, bất công, vô cảm.

b. Hiện nay

Hiện nay, Ngành nầy thường được gọi là Ngành Lập Pháp. Tuy nhiên Cơ quan Lập Pháp hiện nay đã vì lợi ích Đảng phái và khát vọng quyền lực mà xa lạc chủ đích đích thực. Người Đại diện Dân trở thành mị dân, gian trá, để được nắm giữ và khuynh loát quyền lực vì lợi ích riêng tư hoặc phe nhóm.

*     *

7.5 Thể hiện Sức sống Tuệ Linh: Ngành Tuệ Linh

a. Nền tảng: Thiện Tâm và Hiện Thực

Nền tảng của việc Thể hiện Sức sống Tuệ Linh là Thiện Tâm và Hiện ThựcThiện Tâm giúp mở rộng Tâm hồn và Tuệ năng để có thể thực sự hướng Thiện, hướng về mục đích cao cả chung, và về Thế giới Siêu linh. Hiện thực để luôn biết ứng dụng thích đáng Cuộc sống Tâm linh với mọi trạng huống và tâm trạng hiện thực của con người, trong thực tế sống động đương thời, và không bị hạn chế bởi những định kiến truyền đời của Tổ chức. 

Trong đời sống Xã hội, Sức sống Tuệ Linh được thể hiện qua Ngành Tuệ Linh. Ngành Tuệ Linh phát huy và kiện toàn Nếp Sống Tâm Linh của Con Người, mà cao điểm tập trung thường được gọi là Đạo Sống hoặc Tôn giáo.

Vì cũng là một Sức Sống bất khả phân của Con Người như 3 Sức Sống kia, Ngành Tuệ Linh cũng là một Quyền bất khả nhượng của Con Người và là một Quyền tuyệt đối và phân lập của Xã hội Loài Người.

b. Tầm Quan trọng của Sức sống Tuệ Linh trong Cuộc sống Con người

Với Sức sống Tuệ Linh, Con Người liên lạc và tương tác với Thế Giới Bên Kia và với Đức Trời Cao.

Trong Cuộc sống Con Người, Sức sống Tuệ Linh và Tuệ thức mang hình thái đặc biệt vượt ngoài cuộc sống Thân Lực và Tài Trí, đặc biệt vượt ngoài những hiện tượng và 'định luật' của thể chất, vật lý, hóa học. Cũng vậy, tuy không thể nhận thức trực tiếp qua các Sức sống khác, những khiếm khuyết trong việc thể hiện Sức sống Tuệ Linh cũng tai hại cho Cuộc sống Con Người giống như những khiếm khuyết ở các Sức Sống khác.

Tuy không bộc lộ rõ ràng như những khuyết tật như ở Sức sống Thân Lực, hoặc không tự kiểm soát như ở Sức sống Trí Tài, hay vô tâm, tàn ác như ở Sức sống Tâm Tình, những khiếm khuyết về Sức sống Tuệ Linh, như thiếu vắng cuộc sống Tâm Linh, cuộc sống bị gò bó trong vật thể, đi ngược với bản tính tự nhiên của Con Người... cũng đã và đang gây tổn hại nặng nề không chỉ cho cuộc sống Cá nhân, mà còn cho cuộc sống Xã hội.

Việc thể hiện Sức sống Tuệ Linh cũng tự phát và thiết yếu như việc thể hiện các Sức sống Thân Lực, Trí Tài và Tâm Tình trong Cuộc Sống tự nhiên của Con Người.

c. Việc thể hiện Sức sống Tuệ Linh ở thời Hiện Đại

Ở nhiều giai đoạn lịch sử, vì không được đặt đúng cương vị bất khả phân trong 4 Sức Sống Con Người, Sức sống Tuệ Linh đã bị một số người lợi dụng hoặc bị khinh khi và chối bỏ.

Trong mấy thế kỷ qua, các hình thức và tổ chức bộc lộ hoặc phát triển Sức sống Tuệ Linh đã và đang bị bách hại bằng mọi cách, đặc biệt bằng học đường và truyền thông. Nhiều thế lực chính trị và tài phiệt chịu ảnh hưởng của lợi nhuận và của các chủ nghĩa Vật Chất vô thần, Tư Bản, Xã hội, Cộng sản... đã và đang làm mọi cách loại bỏ việc thể hiện Sức sống Tuệ Linh ra khỏi Cuộc sống Con Người.

Vì thiếu Sức sống Tuệ Linh, Cuộc sống Con Người và Xã hội bị băng hoại, tư duy đóng hộp, tâm hồn vô cảm, đạo đức suy đồi, nhân phẩm bị chà đạp, con người trở thành nô lệ cho bạo lực và nhục dục, tiến gần một xã hội tàn hại hơn ác thú.

*     *

7.6 Ngành Tuệ Linh Phân Lập

a. Đứng Lên, Mọi Người Có Niềm Tin

Mọi người đang sống Sức sống Tuệ Linh, mọi người đang tin vào Thế giới Siêu linh, vào sự phù hộ của Ông Bà Tổ Tiên, vào Thần, Thánh, Tiên, Phật, Chúa, Trời, tất cả phải đứng lên, tranh đấu cho quyền được Sống Sức sống Tuệ Linh của mình.

Đây là Quyền bất khả nhượng, độc lập và ngang hàng với mọi Quyền khác, không thể để cho bất cứ một quyền lực nào lấn áp và bức hại.

Quyền nầy phải là một Thực thể Chính trị Xã hội chính thức, một Quyền phân lập trong những Quyền phân lập của Xã hội Loài Người.

Chỉ cần ý thức Quyền Tuệ Linh tối thượng, và phương thức tranh đấu thích đáng, Mọi Người sẽ sớm đạt được một cuộc sống hài hòa, tốt đẹp, an bình, thịnh vượng và trọn vẹn cho Xã Hội, cho mọi người.

Các Tổ chức Niềm Tin, tôn giáo, phải ý thức và thấu hiểu trọn vẹn bản chất và cương vị thích đáng của việc Thể hiện Sức sống Tuệ Linh, để biết hành xử và xử dụng phương thức thích hợp, và để đạt đúng chỗ đứng hài hòa và đích thực trong Sinh hoạt chung.

Những người nhận trách nhiệm thể hiện các Sức sống khác càng có trách nhiệm thể hiện Sức sống Tuệ Linh như một Quyền bất khả phân, bất khả nhượng, trong Cuộc sống hài hòa và trọn vẹn của Xã Hội Con Người.

Đây là một Quyền, bổn phận và trách nhiệm của mỗi người, của mọi người, của toàn thể Nhân Loại, không trừ ai.

b. Hiến Pháp Hoa Kỳ

Hiến pháp Hoa Kỳ được coi là bản văn nền tảng đã giúp Hoa Kỳ an bình thịnh vượng.

Khi thành lập Hiến Pháp, các Quốc phụ Hoa kỳ đã căn cứ trên Nếp sống người Dân đương thời. Thời đó, Sức sống Tuệ Linh được thể hiện hầu như một cách đương nhiên, với đức tính lương thiện và tinh thần đạo đức căn cứ vững chắc trên Nếp sống Kitô Giáo. Vì vậy, việc Thể hiện Sức sống Tuệ Linh đã không được minh định như một Quyền và Cơ cấu phân lập.

Ngày nay, nền tảng của việc Thể hiện Sức sống Tuệ Linh đó đã bị hủy hoại bởi các quyền lực Vật chất vô thần, Tư bản, Xã hội, Cộng sản, và tài phiệt.

Vì vậy, Hiến Pháp Hoa Kỳ cần một Tu Chính Án xác nhận, phân định, và định đặt cơ cấu Thể hiện Sức Sống Tuệ Linh với mọi quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của một Quyền Phân Lập.

c. Hội Đồng Tuệ Linh

Việc thể hiện và thành hình cơ cấu Ngành Tuệ Linh có thể khởi đầu bằng Hội Đồng Tuệ Linh, và thuộc Hệ thống Cơ Cấu Tối cao của Quốc gia. Hội đồng Tuệ Linh có cơ cấu tổ chức và hoạt động độc lập, có ngân sách độc lập.

Chức năng của Ngành Tuệ Linh là phát triển Cuộc sống Tuệ Linh tự phát của Xã hội cho thích đáng và hài hòa với 3 Ngành thể hiện 3 Sức sống Thân lực, Trí Tài, và Tâm Tình. Chủ đích của Ngành Tuệ Linh là cùng với 3 Ngành kia tạo thành một Cuộc sống hài hòa toàn vẹn cho Xã hội, cho tất cả mọi Con Người.

Ngành Tuệ Linh đặt nền tảng trên việc thấu hiểu tường tận Sức sống Tuệ Linh cũng như cương vị và tương quan đích thực giữa Sức sống Tuệ Linh với 3 Sức sống kia, trong Cuộc sống Con Người và trong Cuộc sống Xã hội.

Ngành Tuệ Linh điều hợp và điều chỉnh mọi Lối sống, Đạo sống, và Giáo phái, cho thích hợp với việc thể hiện Sức sống Tuệ Linh và kiện toàn Cuộc sống Con Người trọn vẹn.

Cần nhiều tâm huyết, khảo cứu và ứng dụng đích đáng và thiết thực, cũng như cần thành hình cơ cấu và thể thức thực hành hữu hiệu.

*     *

7.7 Điều hợp việc Thể hiện 4 Sức Sống: Hội đồng Điều Hợp Tối Cao

Hội đồng Điều Hợp Tối Cao điều hợp và điều chỉnh cho cuộc sống hài hòa giữa việc Thể hiện 4 Sức sống Con Người trong Đời sống Xã hội. Dầu là 4 Ngành phân lập nhưng lại hòa hiệp thành một Cuộc Sống Cân bằng ở mọi phương diện.

Dầu phân lập, nhưng bất cứ Tương quan hoặc Sinh hoạt nào của mỗi Ngành Phân lập cũng theo đúng 4 Tiêu chuẩn đã kết tinh từ kinh nghiệm sống của 4 Sức sống Con người. Do đó, tuy mục tiêu, phương thức, sinh hoạt, và thành quả của mỗi Ngành Phân Lập có khác nhau, tựu trung, tất cả đều phát xuất và kết tụ về Cuộc Sống Tương thân và Phát triển của Con Người và của Xã hội Loài người.

Cũng do đó, trên thực tế, chức năng của Hội đồng Điều Hợp Tối Cao, cũng như của Hội Đồng Điều Hợp của Mỗi Ngành Phân Lập, chính là kiểm chứng việc thể hiện xác đáng Nền tảng Sinh hoạt, Chức năng, cũng như những Tiêu chuẩn của Tương quan hoặc Sinh Hoạt trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Mục tiêu của Hội đồng Điều Hợp Tối Cao là bảo đảm việc xây dựng và kiện toàn một Xã hội vừa Tương song vừa Hiệp nhất như Tiên Rồng song hiệp, lại vừa Bình đẳng vừa Thân thương như Anh Em Một Bọc.

Ở giai đoạn cải tổ nếp sống hiện nay, công cuộc sẽ gặp nhiều khó khăn và cản trở. Tuy nhiên, khi mỗi Ngành Phân Lập được kiện toàn và hành xử đúng chức năng và cương vị theo những Tiêu chuẩn của mỗi Ngành, thì Cuộc Sống Xã Hội, và từng Con Người, sẽ tăng trưởng tự phát, êm xuôi, tự nhiên.

Khi đó, Con Người và Xã Hội Loài Người sẽ sống trọn vẹn bản tính đích thực của mình. Khi đó, mọi người sẽ cùng nhau chung hưởng trọn vẹn Hạnh Phúc Làm Người, như được Đức Trời Cao đã thương ban khi Ngài sinh dựng nên Loài Người.

*     *     *     *

8. BIỂU ĐỒ 4 SỨC SỐNG CON NGƯỜI

8.1 Biểu trưng 4 Sức sống: Hoa Tiên Rồng

Vì tầm quan trọng và thực tiễn tột bực của việc nhận diện 4 Sức Sống, ta có một biểu đồ để luôn nhắc nhớ và ứng dụng mọi Sức Sống đó vào cuộc sống hằng ngày.

Biểu đồ có 4 vòng tròn bằng nhau tượng trưng cho 4 Sức Sống.

Vì 4 Sức Sống chia làm hai cặp : cặp Thân, Trí của biểu tượng Rồng, và cặp TâmTuệ của biểu tượng Tiên, nên 4 vòng cũng chia thành hai cặp, và mỗi cặp cắt nhau tại tâm, như ở Hoa Song Hiệp.


 


Cặp vòng đứng dọc chỉ phần Rồng, hùng mạnh và biến hóa, từ thủy phủ lên tầng mây. Cặp nằm ngang chỉ phần Tiên, yêu thương và trường cửu, kéo dài với thời gian.


 


Theo thứ tự, vòng 1 chỉ Thân, vòng 2 chỉ Trí, vòng 3 chỉ Tâm, vòng 4 chỉ Tuệ.

Phần Nhụy, số 5, chính giữa, biểu trưng cho Con Người toàn vẹn, tự tại, bất khả phân. Các phần ngoài lần lượt diễn đạt các tương quan giữa 4 Sức Sống.

Vòng ngoài cùng, biểu trưng cho mọi hữu thể ngoài con người.

Tô đậm các phần, Hoa thêm rõ nét.

* Vì biểu trưng cho 4 Sức Sống của mỗi một Con người, và căn cứ trên 2 biểu tượng Tiên Rồng, nên biểu đồ có tên là Hoa Tiên Rồng.

*     *

8.2 Biểu trưng Thực Thể Nhân Sinh

Hoa Tiên Rồng biểu trưng cho các Sức Sống sống động hiện thực của Con Người, nên cũng biểu trưng cho mọi Thực thể Nhân sinh.

Vì biểu trưng cho Thực thể Nhân Sinh nên Hoa Tiên Rồng cũng sống và động. Mỗi Cánh Hoa cũng như Nhụy Hoa đều có Sức Sống của riêng mình và cũng Tác Động tới hay Nhận tác động  từ mỗi, nhiều hoặc tất cả các Thành Phần khác của Hoa.

Cũng như Thực thể Nhân sinh, Hoa Tiên Rồng cũng giúp nhận diện và sống thực mọi tầm độ thực tại, với mọi ứng dụng cũng biến hóa thần diệu như Tiên Rồng.

*     *     *     *

9. Một Số VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

9.1 Cơn Say Khoa học Vật chất

Khoa học thực nghiệm đã giúp con người trỗi vượt ở nhiều ngành, đặc biệt ở những ngành dựa trên vật thể, trên vật lý và hóa học. Có thời, nhiều người đã cuồng say với những tiến bộ đột ngột của nền kỹ thuật mới.

Tuy nhiên, khi chỉ căn cứ trên vật thể vô thức vô tình, trên vật lý và hóa học, khoa học làm sao có thể nhận biết thế giới ngoài vật chất ?

Hơn nữa, khi chỉ dựa vào sự hiểu biết về vật thể, chỉ căn cứ trên Thân Thức và Trí Thức, tức là trên nhận thức của Sức sống Thân Lực và Sức sống Trí Tài của con người, Khoa học thực nghiệm làm sao có thể thấu hiểu được những Tâm Thức và Tuệ Thức của Sức sống Tâm Tình và Sức sống Tuệ Linh ?

Càng thiển cận và vô thức hơn, khi chỉ dựa trên vật chất để cố quyết rằng chỉ có vật chất là nền tảng và là cương vực của Con Người và vũ trụ.

*     *

9.2. Cơn say Khảo Cổ

Khoa khảo cổ nghiên cứu những di tích vật chất còn sót lại từ thời xa xưa. Người ta dựa vào xương hoặc dụng cụ, vết tích còn sót lại, mà suy đoán về con người và nếp sống đương thời.

Việc khảo cứu đã giúp phát hiện nhiều di sản đáng giá.

Tuy nhiên, khi chỉ căn cứ trên những di tích không hồnkhông tiếng nói, chúng ta không thể nào thấu hiểu Tâm tình và Tuệ linh của Tổ tiên.

*     *

9.3 Vấn đề Phát Triển

a. Một số Hình thức Phát Triển

Phát Triển là hình thức bộc lộ tiềm năng và tăng trưởng Sức sống của Con Người.

Phát Triển mang mọi hình thái, mọi phương diện của cuộc sống con người, từ an lành, mạnh khỏe, sống lâu, kiến thức, khôn ngoan, tài giỏi, tình nghĩa, đạo đức... đến lợi lộc, tiện nghi, uy tín, danh vọng, quyền hành, chức tước... hoặc lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ (dòng dõi đông đúc)... hoặc với những khảo cứu và khám phá khoa học, kỹ thuật, y tế... hoặc trong những sáng tạo nghệ thuật, thơ nhạc, đánh cờ... hoặc tu tâm dưỡng tính, từ thiện... phát triển tâm linh, linh ứng...

Tất cả đều giúp phát triển Con Người, đều tốt đẹp, miễn là nhận biết những hạn hẹp đương nhiên, và được thể hiện trên nền tảng Tài của giúp người và Mọi người cùng hưởng.

Nguy hại không do phát triển, mà do không thể hiện thích đáng hai nguyên tắc nền tảng của Cuộc sống Xã hội, là Bình Đẳng căn cơ và Thân Thương toàn tâm.

b. Phát Triển và Đấu Tranh

Để sinh tồn, con người, toàn thể Loài Người, phải hợp tác để Phát Triển, chứ không phải đấu tranh, giành giựt.

Văn hóa Việt không loại bỏ đấu tranh. Trong bộ chín Truyền kỳ, có đến hai Truyền kỳ, Mỵ Châu và Phù Đổng, phân định và hướng dẫn đấu tranh. Nhưng đấu tranh là để bảo vệ và giải cứu Con Người khỏi ác nhân, khỏi bạo quyền.

Do đó, đấu tranh chỉ là một công tác của phát triển. Đấu tranh không thể là ‘định luật sống còn’ của những con người thực sự Chung nhau Sống Cuộc Sống Làm Người.

Khi đấu tranh trở thành định luật sinh tồn, mạnh được yếu thua, thì dầu dưới chiêu bài hay danh nghĩa gì, dầu là bảo hộ, đồng minh, yểm trợ... dầu là tài phiệt, đầu cơ... hay phát triển kinh tế, định giá dịch vụ, nghiệp đoàn… dầu là bầu cử ứng cử, chế tác luật, hay thi hành luật... dầu là tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ... cũng chỉ là những bộ mặt khác nhau của quyền lợi kẻ mạnh, của tranh quyền đoạt lợi, của cường quyền áp bức. Con người có khác gì ác thú ?

*     *     *     *

10. GHI CHÚ

*1. Đọc 203. Tiêu Chuẩn Để Sống Tình Người - Truyền Kỳ Trầu Cau

*2. Đọc 204. Tiêu Chuẩn Để Sống Bình Đẳng - Truyền Kỳ Chử Đồng

*3. Đọc 207. Đời Sống Gia Đình - Truyền Kỳ Vọng Phu

*4. Đọc 208. Tình Yêu Nam Nữ - Truyền Kỳ Trương Chi

*5. Đọc 209. Việc Giữ Dân Giữ Nước - Truyền Kỳ Mỵ Châu

*6. Đọc 205. Tiêu Chuẩn Làm Việc Nước - Truyền Kỳ Tiết Liêu

*7. Đọc 206. Nếp Sống Làng Thôn - Truyền Kỳ An Tiêm

*8. Đọc 210. Công Cuộc Cứu Nước Cứu Dân - Truyền Kỳ Phù Đổng

*9.Trong ‘4 tuyệt đối’ Chân Thiện Mỹ Tình thì Sức sống Thân Lực là Mỹ.

Trong ‘4 việc truyền đời (tứ bất tử)’ lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ, thì Sức sống Thân Lực là lập Duệ, để lại dòng dõi đông đúc, của cải dồi dào, mở mang khai phá, tài sản truyền đời.

*10. Đọc 125. Nguồn Gốc Việt Nam của Học Thuyết Đất Trời Năm Hành

*11. Chi tiết, đọc bài trên, phần 4.

*12. Đọc bài trên, phần 5.

*13. Đọc bài trên, phần 6.

*14. Trong ‘4 tuyệt đối’ Chân Thiện Mỹ Tình thì Sức sống Trí Tài là Chân.

Trong ‘4 việc truyền đời (tứ bất tử)’ lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ, thì Sức sống Trí Tài là lập Công, làm nên ‘sự nghiệp’ lớn, những khám phá, những phát minh, sáng tạo, giúp ích cho đời.

*15. Đọc 124. Nguồn Gốc Việt Nam của Học Thuyết Âm Dương Hoán Dịch, phần 7.

*16. Trong ‘4 tuyệt đối’ Chân Thiện Mỹ Tình thì Sức sống Tâm Tình là Tình.

Trong ‘4 việc truyền đời (tứ bất tử)’ lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ, thì Sức sống Tâm Tình là lập Ngôn, để lại những kinh nghiệm sống, những tác phẩm giúp cho hậu thế.

*17. Ái, ố, hỉ, nộ, ai, cụ, dục.

*18. Đọc 126. Nguồn Gốc Việt Nam của Học Thuyết Tiên Rồng Song Hiệp, đb các phần 5 và 6.

*19. Đọc 202. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội - Truyền Kỳ Tiên Rồng, phần 2 và các đoạn 4.1, 4.4.

*20. Đọc 204. Tiêu Chuẩn Để Sống Bình Đẳng - Truyền Kỳ Chử Đồng, phần 2 và mục 4.3b.

*21. Đọc 205. Tiêu Chuẩn Làm Việc Nước - Truyền Kỳ Tiết Liêu, phần 2.

*22. Đọc 206. Nếp Sống Làng Thôn - Truyền Kỳ An Tiêm, phần 2 và mục 3.2a.

*23. Đọc 207. Đời Sống Gia Đình - Truyền Kỳ Vọng Phu, phần 2 và mục 5.2a.

*24. Về đoàn người ra biển và đoàn sinh hoạt trên đất, đọc Nguồn Gốc Việt của các Học Thuyết Á Đông, đọc 128. Nếp Sống Việt Lạc thời 3000 Năm Trước, trên Trống Ngọc Lũ và Thạp Đào Thịnh, mục 6.1d.

*25. Ở Truyền kỳ Trầu Cau, người Em bỏ nhà ra đi. Tuy người Anh cũng ra đi, nhưng để tìm Em. Người Vợ cũng ra đi, nhưng để tìm Chồng. - Đọc 203. Tiêu Chuẩn Để Sống Tình Người - Truyền Kỳ Trầu Cau, đoạn 4.2.

*26. Đọc 202. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội - Truyền Kỳ Tiên Rồng, phần 2 và đoạn 4.4.

*27. Đọc 204. Tiêu Chuẩn Để Sống Bình Đẳng - Truyền Kỳ Chử Đồng, phần 2 và mục 4.3a.

*28. Đọc 207. Đời Sống Gia Đình - Truyền Kỳ Vọng Phu, phần 2 và đoạn 5.3.

*29. Đọc 208. Tình Yêu Nam Nữ - Truyền Kỳ Trương Chi, đoạn 5.1.

*30. Đọc 224. Tiên Rồng : Biểu Tượng Cuộc Sống Con Người qua Bộ Truyền Kỳ và Thạp Trống Đồng.

*31. Thế giới Bên Kia không chỉ gồm các Vị Siêu Linh mà còn cả những Con Người đã qua đời.

- Trong ‘4 tuyệt đối’ Chân Thiện Mỹ Tình thì Sức sống Tuệ Linh là Thiện.

Trong ‘4 việc truyền đời (tứ bất tử)’ lập đức, lập ngôn, lập công, lập duệ, thì Sức sống Tuệ Linh là lập Đức, sống cuộc sống gương mẫu, theo đúng Ý Trời, đúng Đạo Làm Người, cho nhiều người noi theo. Đọc 305. Đạo Sống Phúc Đức.

*32. Đọc 225. Bốn Sức Sống Con Người qua Bộ Truyền Kỳ Việtphần 10.

*33. Về các đặc tính của Tôn giáo, đọc 303. Một số Vấn Đề Tâm Linh, đoạn 1.

*34. Về Đạo thờ Ông Bà, đọc 305. Đạo Sống Phúc Đức.

*35. Phân biệt Đạo sống và Tôn giáo, đọc 303. Một số Vấn Đề Tâm Linh.

*36. Đọc 128. Nếp Sống Việt Lạc thời 3000 Năm Trước, trên Trống Ngọc Lũ và Thạp Đào Thịnh, phần 9.

*37. Đọc 127. Nguồn Gốc Việt Nam của Học Thuyết Đạo Đức Tuệ Linh, các phần 5, 7-10.

*38. Đọc 202. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội - Truyền Kỳ Tiên Rồng.

 


Nguyễn Thanh Đức 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét